Chuyên ban nghệ thuật ở cấp THPT: Giải pháp cho những đam mê

PV-Thứ sáu, ngày 11/03/2022 15:01 GMT+7

Nhiều học sinh phải từ bỏ giấc mơ nghệ thuật khi bước vào cấp THPT.

VTV.vn - Theo thống kê của Vụ Giáo dục Đại học, có 33.393 thí sinh đăng ký nguyện vọng theo ngành Nghệ thuật ở cấp Đại học-Cao Đẳng năm học 2021-2022.

Trong khi đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các ngành này chỉ có 5.147. Câu hỏi đặt ra là, trong tổng số nguyện vọng đó, có bao nhiêu thí sinh đã thật sự lựa chọn và chuẩn bị đúng cho lựa chọn của mình?

Đường nào cũng khó

Theo đuổi phát triển bản thân trong lĩnh vực nghệ thuật là mơ ước của rất nhiều học sinh. Tuy nhiên, các trường công lập hiện nay không có chương trình học được thiết kế riêng cho mục tiêu nay. Học sinh yêu thích và muốn phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật thường "mặc định" lựa chọn thi năng khiếu vào các trường đào tạo chuyên về nghệ thuật.  Nhưng bất cập là ở các trường năng khiếu, học sinh thường tập trung vào chuyên môn nghệ thuật do đó bị hổng kiến thức phổ thông.

Để đảm bảo kiến thức văn hoá cho con, nhiều các gia đình đang buộc phải lựa chọn học tập ở trường phổ thông kết hợp với các trung tâm đào tạo nghệ thuật. Khi học nhiều dàn trải, chồng chéo mà không sắp xếp thời gian biểu hợp lý sẽ dẫn tới lãng phí thời gian và công sức, thiếu cân bằng trong học tập và cuộc sống, hoặc thậm chí học sinh sẽ bị áp lực và… bỏ cuộc.

Bên cạnh đó, môi trường nghệ thuật ở Việt Nam nhìn chung còn hạn chế về quy mô. Các bảo tàng không cập nhật, không gian nghệ thuật rải rác và không có kinh phí truyền thông. Hệ quả của việc này là công chúng khó nhận diện và tiếp cận với nghệ thuật nếu không có người dẫn dắt, định hướng. Do đó, bản thân học sinh chưa tự tin định hình được xu hướng nghề nghiệp nghệ thuật, các bố mẹ cũng ngần ngại ủng hộ con em bước chân vào con đường này.

Chuyên ban nghệ thuật ở cấp THPT: Giải pháp cho những đam mê - Ảnh 1.

Môi trường học tập cân bằng giúp học sinh phát huy tối đa được tiềm năng nghệ thuật.

Hiểu đúng để đi đúng

Bước vào lớp 10, học sinh phần nào trưởng thành hơn về nhận thức, có năng lực nhận biết và đánh giá. Nghệ thuật là một môn học khích lệ việc đào sâu, tìm hiểu bản thân. Việc phát triển nghệ thuật ở lứa tuổi này giúp nuôi dưỡng trí tưởng tượng, ngôn ngữ biểu đạt cá nhân, tư duy linh hoạt, không bị đóng khung trong những quy định chặt chẽ đã được định sẵn.

Ngày nay, không chỉ dành cho những cá nhân đã bộc lộ năng khiếu theo nghĩa truyền thống, nghệ thuật còn rộng mở cho tất cả những học sinh yêu thích nghệ thuật, bao gồm cả biểu diễn, sáng tác, ứng dụng, sản xuất hay cả kinh doanh liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật,... Như vậy, việc giúp học sinh tìm hiểu nguyện vọng của bản thân và lựa chọn đích đến phù hợp ở thời điểm này rất quan trọng. Xác định xu hướng sớm cũng giúp học sinh có đủ thời gian để trải nghiệm và thay đổi mục tiêu nếu như không thật sự phù hợp.

Bên cạnh đó, nghệ thuật của thế kỷ 21 không còn hạn chế trong các xưởng vẽ, các studio, mà vươn rộng ra các khu vực khác, có sự cộng hưởng của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Do đó, một chương trình học cân bằng giữa trí tuệ, thể chất, và nghệ thuật là cần thiết để giúp học sinh có kiến thức nền và kỹ năng sống vững chãi, từ đó định vị được mối quan tâm của cá nhân, đa dạng hoá những chất liệu bổ trợ để học sinh bồi dưỡng chuyên môn và duy trì cảm hứng sáng tác. Đồng thời, môi trường cân bằng cũng giúp học sinh giảm thiểu áp lực cuộc sống, tạo đà cho học tập, và đặc biệt là trở thành một con người hạnh phúc.

Chuyên ban nghệ thuật ở cấp THPT: Giải pháp cho những đam mê - Ảnh 2.

Một giờ học hợp xướng tại trường SenTia

Chuyên ban Nghệ thuật tại THPT SenTia: Mô hình cân bằng, hướng đích, và hội nhập quốc tế

Tiên phong mở chuyên ban Nghệ thuật từ năm học 2022-2023, SenTia mong muốn tháo gỡ những bất cập hiện có thông qua việc xây dựng một chương trình học tập cân bằng toàn diện, vừa đảm bảo chương trình văn hoá theo quy định của Bộ giáo dục, vừa có lộ trình riêng để phát triển nghệ thuật.

Ngay từ đầu cấp, trường SenTia tổ chức những chương trình, sự kiện để giúp học sinh tìm hiểu bản thân, bộc lộ tiềm năng và từ đó tư vấn, định hướng lựa chọn các ngành nghề phù hợp như biểu diễn, sáng tác, ứng dụng, sản xuất hay cả kinh doanh liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật,...

Đồng thời, nhà trường thiết lên khung chương trình cụ thể cho mỗi năm học và sắp xếp lịch học phù hợp với nhu cầu học tập của từng học sinh, với điều kiện đảm bảo thời lượng học tập kiến thức căn bản, tham gia vào các chuyên đề, và đặc biệt, có thời gian tự luyện tập, sáng tác nghệ thuật, cũng như tham gia vào các buổi biểu diễn, triển lãm nghệ thuật. Với một thời khoá biểu của riêng mình, học sinh không những phát huy được tối đa năng lực cá nhân, mà còn có sự chuẩn bị tốt về cho hồ sơ ứng tuyển vào đại học trong và ngoài nước.

Cùng với sự chuẩn bị về học thuật, nhà trường cũng chú trọng đến việc hoàn thiện kỹ năng và vốn sống, vừa giúp học sinh được cân bằng trong học tập, vừa chuẩn bị cho bậc học tiếp theo. Học sinh được chuẩn bị cho các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế như IELTS, SAT, ACT, A-level,.. để hoàn thiện hồ sơ học tập. Ngoài ra, học sinh còn tham gia các hoạt động ngoại khóa để tích lũy kinh nghiệm, phát triển bản thân và nâng cao chất lượng hồ sơ đăng ký đại học trong và ngoài nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước