Bộ GD&ĐT: Công khai danh tính thí sinh được nâng điểm có thể gây phản ứng tiêu cực

-Thứ ba, ngày 26/03/2019 14:17 GMT+7

VTV.vn - TS Mai Văn Trinh (Bộ GD&ĐT) nói, việc công khai hay không, vào thời điểm nào tùy thuộc vào quá trình điều tra của cơ quan công an và cần tính đến phản ứng tiêu cực khác.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào sáng 26/3, ông Mai Văn Trinh khẳng định quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT là xử lý nghiêm, đúng quy định đối với gian lận chấm thi THPT Quốc gia 2018 tại Sơn La và Hòa Bình. 

Qua 7 tháng điều tra thể hiện trách nhiệm cao, có sự tham gia đông đảo về nhân sự, cơ sở kỹ thuật của cơ quan chức năng. Kết quả điều tra đã được công bố cùng với đó là kết quả chấm thẩm định của 64 thí sinh Hòa Bình và 44 thí sinh Sơn La bị phát hiện nâng điểm.

Ông Trinh khẳng định, theo quy chế hiện hành, kết quả chấm thẩm định chính là kết quả chính thức được sử dụng để xét tốt ngiệp THPT và xét tuyển Đại học. Từ đó, Bộ đã có hướng dẫn để liên thông thông tin giữa Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hòa Bình và Sơn La, Vụ Giáo dục đại học... để cùng xử lý vụ việc này làm sao để không gây ảnh hưởng xấu tới các thí sinh khác.

Trước đề nghị công khai kết quả xử lý những thí sinh được nâng điểm tại Hòa Bình, ông Trinh cho biết đến sáng 26/3, Sở GD&ĐT Hòa Bình chưa có thông tin chính thức dù 25/3 là hạn chót để xử lý vụ việc. Tuy nhiên, ông Trinh khẳng định ngay khi có kết quả sẽ công bố báo cáo.

Bộ GD&ĐT: Công khai danh tính thí sinh được nâng điểm có thể gây phản ứng tiêu cực - Ảnh 1.

Cơ quan công an đã công bố sai phạm gian lận thi cử ở Sơn La nhưng chưa công khai danh tính thí sinh được nâng điểm.

Phóng viên VTV đặt câu hỏi có nên công khai danh tính của thí sinh được nâng điểm hay không, ông Trinh cho rằng điều này phải tuân thủ quy định luật pháp và thực tiễn điều tra của cơ quan chức năng.

"Tôi rất thấu hiểu về mong muốn làm rõ sự thật, công khai sai phạm. Tuy nhiên, việc công khai danh tính của các thí sinh phải tuân thủ Hiến pháp 2013, luật dân sự 2016, căn cứ vào Bộ Công an tiếp tục điều tra", ông Trinh nhấn mạnh. "Việc công bố ở thời điểm nào, công bố đến đâu là quyền của cơ quan điều tra do vẫn trong quá trình điều tra. Ngoài ra, chúng ta cần tính đến những phản ứng tiêu cực khác có thể nảy sinh nếu công bố danh tính của các thí sinh này".

Liên quan đến câu hỏi những quy định hiện hành chưa đủ để xử lý vụ việc và những sai phạm liên quan, TS Mai Văn Trinh cho rằng, với những văn bản hiện hành (2017-2018) đã đủ khung pháp lý để xử lý sự việc này. 

Riêng về kỳ thi THPT quốc gia 2019 chính thức bắt đầu từ 1/4 tới đây, ông Trinh cho biết đã có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an để đảm bảo tổ chức theo quy trình chặt chẽ.

Ông Trinh chia sẻ, đã cải tiến căn bản, mã hóa kết quả chấm thi với công nghệ cao nhất hiện nay, đánh phách điện tử các bài thi trắc nghiệm của thí sinh. Khâu quản lý những người tham gia chấm thi chặt chẽ để đảm bảo không thể xảy ra tiêu cực dù có cố tình thực hiện như Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.


Có 97 bài thi THPT Quốc gia ở Sơn La được sửa điểm, nâng cao nhất 26,55 điểm/3 môn Có 97 bài thi THPT Quốc gia ở Sơn La được sửa điểm, nâng cao nhất 26,55 điểm/3 môn Người đưa vụ nâng điểm ở Hà Giang ra ánh sáng: “Lỗi sai phần nhiều thuộc về người lớn” Người đưa vụ nâng điểm ở Hà Giang ra ánh sáng: “Lỗi sai phần nhiều thuộc về người lớn” Sai phạm chấm thi THPT Quốc gia ở Hà Giang: 114 thí sinh được nâng điểm bài trắc nghiệm Sai phạm chấm thi THPT Quốc gia ở Hà Giang: 114 thí sinh được nâng điểm bài trắc nghiệm

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước