Dạy con bằng hù dọa lợi hay hại?

Theo VOV-Thứ năm, ngày 29/06/2017 06:05 GMT+7

VTV.vn - Cảnh báo trẻ tránh xa nguy hiểm là điều cần thiết, nhưng việc hù dọa con thông qua các nhân vật rùng rợn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sự chủ động của trẻ.

Việc dặn dò, cảnh báo để trẻ tự bảo vệ tránh những nguy hiểm là điều cần thiết. Nhưng, nhiều bố mẹ đã lạm dụng việc hù dọa con thông qua các nhân vật không có thật hoặc các clip rùng rợn phát tán trên mạng xã hội đã làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hạn chế khả năng chủ động trong cuộc sống của một đứa trẻ sau này.

Việc dọa nạt trẻ em không phải mới. Xưa cha mẹ vẫn dọa ma, dọa bị ông "ba bị" bắt khi con trẻ lười ăn hay khóc để dỗ trẻ. Nhưng giờ đây, việc hù dọa vô căn cứ để buộc trẻ nghe theo lời bố mẹ không chỉ dừng lại ở những câu chuyện như vậy mà còn nảy sinh nhiều câu chuyện rùng rợn hơn thông qua các phương tiện điện tử.

Dạy con bằng hù dọa lợi hay hại? - Ảnh 1.

Nhiều bậc phụ huynh thường dùng cách hù dọa để con nghe lời. (Ảnh minh họa)

Chị Minh Anh, sống tại quận Phú Nhuận chia sẻ: "Thỉnh thoảng tôi cũng hay sử dụng biện pháp hù dọa con, khi con nóng giận thì tôi có hù dọa nó là người mang tội sẽ bị đày xuống âm phủ, sẽ bị trừng trị như thế nào".

Bức xúc xã hội ngày càng tăng, như: xâm hại tình dục trẻ em, bắt cóc trẻ em, tai nạn đường phố… ám ảnh nhiều bậc phụ huynh. Mong muốn được bảo vệ con mọi lúc mọi nơi, hạn chế triệt để khả năng con trẻ bị rơi vào những tình huống xấu, nhiều bố mẹ trở nên thái quá trong dạy con. Không chỉ dọa con bằng những nhân vật không có thật, bố mẹ đã cho con mình xem những đoạn video có hình ảnh ghê sợ trên các trang mạng xã hội nhằm dọa đứa trẻ. Có thể kể đến các clip như: bắt cóc mổ lấy nội tạng, những trò dọa ma ghê rợn nhất thế giới, tai nạn ghê rợn người, 10 cảnh ma có thật quay bằng camera, tử hình ghê rợn nhất thế giới...

Bé Phương Anh, 10 tuổi, sống tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh gần như đã không có sân chơi mùa hè cho riêng mình. Phương Anh kể, vì bố mẹ rất bận công việc nên em thường xuyên ở nhà xem các chương trình giải trí qua tivi, iPad và bị cấm ra đường vì sợ bắt cóc. Thấu hiểu với tình cảnh của bé Phương Anh, Ngọc Trâm, sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, cả tuổi thơ của cô luôn bị bố mẹ kìm cặp cũng xuất phát từ những nỗi sợ vô hình.

Bản tính nhút nhát, luôn lo lắng, hồi hộp khi tiếp xúc với người lạ cũng là hệ quả của môi trường sống trong bảo bọc và những lời hù dọa của bố mẹ, Ngọc Trâm cho biết: "Bố mẹ hay dọa dẫm kiểu gặp người này không tốt, đi như thế này là không hay. Họ luôn luôn giữ con, đến mức là đến một giai đoạn nào đó em và mấy người bạn của em không còn đủ tự tin để có thể lớn lên được. Bọn em mãi mãi là những đứa trẻ".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước