Nhận định về nội dung và phạm vi đề thi môn Vật lý của Sở GD%ĐT Hà Nội, giáo viên Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng, nội dung kiến thức của đề thi bao gồm chủ yếu kiến thức lớp 12 mà học sinh đang học trên lớp: 90% - còn lại 10% là kiến thức lớp 11.
Phạm vi kiến thức trong đề: Vật lý 11 và Vật lý 12, bao gồm 6 chuyên đề lớp 12: Dao động cơ; Sóng cơ; Dòng điện xoay chiều; Dao động và Sóng điện từ; Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; và 3 chuyên đề Vật lý lớp 11: Dòng điện không đổi; Cảm ứng điện từ; Mắt. Các dụng cụ quang. Không có nội dung câu hỏi thuộc chương trình Vật lý 10.
1. So sánh với Đề tham khảo 2019 và Đề thi chính thức 2018
Về độ khó của đề thi, đề Vật Lý được cho là gồm 60% cơ bản và 40% nâng cao. Các câu hỏi khó tập trung vào các chuyên đề: Dao động cơ, Sóng cơ, Điện xoay chiều. Đề thi không có chuyên đề Hạt nhân nguyên tử, điều này phù hợp với nội dung học hiện tại trên trường của học sinh chưa học tới phần này. Trong đề thi chính thức được cho là sẽ có nội dung này.
Đề có một số câu hỏi được lồng ghép kiến thức Vật lý 10, 11 vào kiến thức Vật lý 12, ví dụ như câu 34, 37 và 38 mã đề 006). Tỉ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu so với vận dụng, vận dụng cao là 60:40 vì vậy học sinh không khó đạt được điểm 5, 6 với đề thi này.
Các câu vận dụng cao trong đề không quá khó như đề chính thức của Bộ GD&ĐT năm 2018. Theo đó, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa là có thể đạt được 5, 6 điểm với đề thi này.
Gợi ý đáp án một mã đề Vật Lý.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!