Giáo sư, tiến sĩ làm dịch vụ theo yêu cầu của các khách hàng

Tuyết Mai (Ban Thời sự)-Thứ ba, ngày 28/02/2017 05:00 GMT+7

VTV.vn - Việc các giáo sư, tiến sĩ tham gia làm dịch vụ giúp nhiều công trình nghiên cứu có tính thực tiễn cao và áp dụng thiết thực cho cuộc sống.

Nhằm giảm áp lực lên gánh nặng ngân sách Nhà nước, nhiều Bộ ngành đang khuyến khích các viện nghiên cứu trực thuộc tự chủ về tài chính, sau đó tiến tới tự chủ về cả mảng đầu tư. Để làm được điều này, bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu, các giáo sư, tiến sĩ sẽ phải nhận làm thêm cho các đơn vị khác. 

Đối với các giáo sư, tiến sĩ vốn đang quen với việc nghiên cứu theo tư duy của mình, nay phải chuyển sang đi làm thuê theo yêu cầu của các khách hàng, doanh nghiệp, thậm chí là những thao tác đơn thuần như làm các dịch vụ xét nghiệm là chuyện không hề dễ dàng gì.

PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho biết, phải mất 3 năm quyết liệt thay đổi tư duy, Viện mới có thể thuyết phục các giáo sư, tiến sĩ sang làm mảng dịch vụ của Viện. Từ chỗ mỗi năm Viện chỉ thu về 1 tỷ, năm 2015 đã thu về 20 tỷ và năm 2016 là 33 tỷ để cải thiện đời sống cho cán bộ nghiên cứu .

Sau 3 năm thử nghiệm, nhiều công trình nghiên cứu của Viện đã có tính thực tiễn cao và áp dụng thiết thực cho cuộc sống. Ví dụ, từ việc làm xét nghiệm mẫu nước tại Hà Nội đã giúp các nhà nghiên cứu có số liệu thực tế, tổng thể từ đó đưa ra các giải pháp giảm độ độc hại cho nước sinh hoạt ngay tại các đầu nhà máy.

Tuy nhiên, ngay cả với mức thu dịch vụ cao, nhiều Viện cho biết, họ vẫn chưa thể tiến tới tự chủ toàn phần. Bởi phần lớn việc đầu tư trang thiết bị để làm dịch vụ vẫn chưa được chú trọng và khi thiết bị không có thì mảng dịch vụ cũng khó mà phát triển được.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước