Gỡ khó trong tuyển dụng giáo viên

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 29/12/2024 05:59 GMT+7

VTV.vn - Khó khăn trong tuyển dụng giáo viên cũng là nội dung được nhiều cử tri cũng đã chất vấn tại kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2024, chỉ tiêu biên chế giao cho ngành Giáo dục và Đào tạo tại nhiều địa phương vẫn còn khá nhiều nhưng một nghịch lý là vẫn không thể tuyển dụng được do phải thực hiện chủ trương chung về tinh giản biên chế. Đây cũng là nội dung được nhiều cử tri cũng đã chất vấn tại kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tại kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra ngày 11/12 vừa qua, nhiều đại biểu đã nêu chất vấn về việc tại sao toàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn 362 chỉ tiêu giáo viên, nhân viên ngành giáo dục được giao nhưng vẫn không tuyển dụng được giáo viên? Tình trạng trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học, đặc biệt là tại các huyện, thị xã trên địa bàn.

Ông Hoàng Đăng Khoa - Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, tại phiên họp này đề nghị UBND tỉnh có chia sẻ để cử tri được biết trong năm 2024 nguyên nhân vì sao khoảng 362 biên chế được giao không tuyển dụng được? Giải pháp trong thời gian tới?

Một bất cập chung hiện nay các địa phương đang gặp phải chính là việc thiếu giáo viên nhưng lại thừa biên chế do vướng mắc chủ trương chung về tinh giản biên chế. Ngoài ra việc ngành giáo dục không được chủ động trong công tác tuyển dụng cũng gây khó khăn trong việc bố trí đúng và đủ giáo viên.

Ông Nguyễn Tân - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ, thực hiện chủ trương chung thì hiện nay cũng phải thực hiện việc tinh giản biên chế, một số huyện hiện nay chưa tuyển dụng được cũng đề nghị Sở Nội vụ vì công tác quản lý biên chế ở cấp huyện do Sở Nội vụ tổng hợp.

Về vấn đề này, ông Trần Minh Long - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Thừa Thiên Huế cho biết, sẽ tham mưu UBND tỉnh để tuyển dụng 145 viên chức. Liên quan việc ổn định biên chế giáo dục, giải pháp: đề nghị Sở và cấp huyện rà soát cân đối điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, tránh thừa thiếu cục bộ, sắp xếp lại trường học theo hướng liên ngành, liên cấp để tinh giản đội ngũ giáo viên và quản lý.

Như vậy, hiện nay, việc tuyển dụng đang thuộc thẩm quyền ngành Nội vụ và UBND cấp huyện hay tỉnh, ngành giáo dục chỉ có chức năng tham mưu. Theo các chuyên gia hoạch định và cán bộ quản lý, nếu ngành giáo dục được chủ động tuyển dụng được kỳ vọng sẽ hạn chế tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ như thời gian qua. Và đặc biệt, tuyển chọn được đúng người, đúng thời điểm, đáp ứng kịp thời về đội ngũ nhà giáo dạy học của từng địa phương.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước