Nền tảng CLS. Trade – Hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng với vài thao tác

P.V-Thứ hai, ngày 12/08/2019 14:56 GMT+7

VTV.vn - Với tính năng và giao diện quản thân thiện với người dùng, nền tảng này giúp các giáo viên có những trải nghiệm thú vị mà không cần rành về công nghệ, kỹ thuật.

Hôm nay, Công ty cổ phần tập đoàn Hương Việt đã công bố chính thức ra mắt sản phẩm CLS. Trade – một sản phẩm công nghệ cung cấp nền tảng kinh doanh khóa học cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, giúp họ sở hữu được một website riêng có thể tự niêm yết, kinh doanh khóa học, tự quản trị và vận hành một cách thành thạo mà ko cần phải có chuyên môn về kỹ thuật công nghệ.

Đây không chỉ dừng lại ở một nền tảng kinh doanh khóa học đơn thuần, mà doanh nghiệp đã và đang đưa cả một hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ để hỗ trợ người dùng từ khâu chuẩn bị thiết lập website kinh doanh khóa học riêng, cho đến khâu cuối cùng là đưa khóa học đến với người học.

CLS. Trade có đầy đủ các tính năng và giao diện quản trị rất thân thiện với người dùng, giúp họ có những trải nghiệm thú vị với sản phẩm mà không bị "nản" vì bản thân không rành nhiều về công nghệ kỹ thuật. Ngoài những tính năng thông thường phục vụ cho quản trị, CLS. Trade cũng tích hợp và liên kết đối tác với các công cụ Marketing hiệu quả như: Google Analytics, Facebook pixel, Zalo Ads, SMS Marketing, Email Marketing, Chat box, Affiliate (tiếp thị liên kết) - trên sàn giao dịch tri thức CLS. Share. Trong đó tính năng Affiliate trên sàn giao dịch tri thức CLS. Share được xem là "át chủ bài" của sản phẩm trong đó người dùng CLS. Trade niêm yết trên sàn giao dịch CLS. Share sẽ được chính những người dùng CLS. Trade khác truyền thông cho các khóa học của họ.

Nền tảng CLS. Trade – Hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng với vài thao tác - Ảnh 1.

Nền tảng hỗ trợ cho những cá nhân không rành về công nghệ cũng có thể thao tác

Theo thống kê của Google, có đến 50% người dùng Việt xem video vì muốn tìm hiểu và học một điều mới. Cũng theo số liệu thống kê của Ambient Insight 2017 thì Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 44,3% vượt qua cả Malaysia (39,4%) – vốn là đất nước rất phát triển về đào tạo trực tuyến. Thị trường người dùng Việt đã sẵn sàng chi tiền hơn, ước tính độ lớn thị trường Edtech (công nghệ cho giáo dục) Việt Nam hàng tháng lên tới con số khoảng 500 tỷ đồng. Điều đó cho thấy Việt Nam chính là thị trường vô cùng tiềm năng cho ngành E-Learning, do đó sứ mệnh của công nghệ chính là tạo một môi trường E-learning hiện đại và tiện ích.

Chia sẻ về định hướng sắp tới, ông Nguyễn Khánh Toàn – Chủ tịch Tập đoàn Hương Việt cho biết: "Trong năm 2019, chúng tôi tiếp tục tập trung nghiên cứu, bổ sung thêm những tính năng và công cụ cho sản phẩm CLS. Trade, giúp các khách hàng có những trải nghiệm sản phẩm tốt nhất, tối ưu hóa những tiện ích với mức đầu tư thấp nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục kiên định với con đường phát triển công nghệ để phục vụ cho giáo dục, hướng đến việc trở thành Tập đoàn công nghệ đi đầu trong các giải pháp công nghệ cho giáo dục và có sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước