Tây Bắc là vùng núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào, Trung Quốc, bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và Lào Cai. Nơi đây cũng gắn liền với dòng sông Đà, sông Thao và thượng nguồn sông Mã, những con sông huyền thoại đã đi vào các tác phẩm văn học như một chứng nhân, một cố nhân trong Tùy bút sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân, hay Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng.
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Nói đến Tây Bắc, chúng ta không quên những vùng rừng núi điệp trùng, “những bản sương giăng, những đèo mây phủ”. Chúng ta cũng nhớ ngay đến một chiến trường lớn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với Điện Biên, Mường Thanh, Him Lam... những địa danh gắn với những chiến công oanh liệt, hào hùng và chói ngời của dân tộc Việt Nam mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ.
Có thể nói, Tây Bắc gắn liền với một thời gian khổ mà hào hùng của lịch sử dân tộc. Nơi có biết bao con người mộc mạc, anh dũng và thủy chung.
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thươn
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
Như vậy, có một dòng thơ văn viết về đề tài Tây Bắc thật sinh động, thật đẹp mà ấn tượng. Nếu chúng ta đi sâu tìm hiểu, cảm nhận, phân tích sẽ thấy rất thú vị và đầy ý nghĩa.
Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nội dung này trong video sau đây: