Khi dịch COIVD-19 tái bùng phát tại Việt Nam mới đây, trên 20 tỉnh thành trên cả nước đã cho học sinh dừng đến trường. Trong đó, nhiều Sở GD&ĐT quyết định triển khai thi học kỳ II theo hình thức trực tuyến, như Sở Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Thừa Thiên Huế,… Đầu tháng 5 vừa rồi, trường Phổ thông liên cấp Vinschool, THPT chuyên Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) đã tiến hành cho học sinh làm bài thi trực tuyến để hoàn thành năm học 2020 – 2021 đúng tiến độ.
Từ năm 2020 tới nay, ngành giáo dục đã có nhiều kinh nghiệm với hình thức dạy và học trực tuyến. Tuy nhiên, để tổ chức và công nhận kết quả bài thi, bài kiểm tra trực tuyến lại đặt ra nhiều thách thức mới, trong đó mối quan tâm lớn nhất là đảm bảo đánh giá công bằng, đúng thực lực học sinh.
Kinh nghiệm triển khai của các trường
Để chống gian lận và giúp công tác triển khai được hiệu quả, các giải pháp thực tế được áp dụng như sau:
Ưu tiên triển khai trước các môn thi có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm. Từ đó lấy kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống và công tác tổ chức thi cho các môn còn lại;
Hạn chế đưa vào đề thi các câu hỏi có thể tra cứu, tìm kiếm đáp án trên mạng. Thêm vào đó, một số trường đã áp dụng kỹ thuật giới hạn thời gian trả lời cho từng câu hỏi. khi đó hệ thống sẽ tự động hiển thị câu hỏi tiếp theo sau khi hết thời gian trả lời câu hỏi trước đó;
Sử dụng công nghệ để đảo thứ tự đề, đảo thứ tự câu hỏi và đáp án để hạn chế học sinh trao đổi bài;
Cung cấp cho mỗi học sinh một tài khoản thi, tài khoản này không thể đăng nhập cùng lúc trên 2 thiết bị;
Có phương án giám sát học sinh trong lúc làm bài (qua nền tảng trực tuyến Zoom hoặc Microsoft Teams, học sinh bật tính năng video thấy rõ mặt trong quá trình làm bài,…)
Bố trí nhân viên kỹ thuật hỗ trợ để đảm bảo giờ kiểm tra diễn ra suôn sẻ, nghiêm túc.
Ngày 11/4 vừa qua, hơn 16.000 học sinh tham gia vòng thi chung kết quốc gia Violympic môn Toán và Vật Lý, đã được giám sát thông qua 400 tài khoản Zoom và đạt hiệu quả cao. Nhìn từ thực tế hiện nay, các nhà trường có thể tổ chức kiểm tra và giám sát các cuộc thi quy mô trong trường. Đồng quan điểm và sẵn sàng triển khai thi học kỳ II trực tuyến khi "có lệnh", thầy Lê Đức Thuận (Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình) cho rằng đây là cơ hội để giáo viên và học sinh vận dụng công nghệ. Về phía đơn vị, quận vừa triển khai cho học sinh thi đấu trường toán học và cuộc thi tìm hiểu "Ba Đình xưa và nay" bằng hình thức trực tuyến trên VioEdu, học sinh đã có sẵn tài khoản định danh, giáo viên và nhà trường có các tài khoản admin để quản lý, tổ chức dạy, giao bài trực tuyến nên các trường trên địa bàn rất chủ động.
Học sinh quận Ba Đình đã làm quen với hình thức thi online giới hạn thời gian thông qua đấu trường toán học.
Nền tảng công nghệ sẵn sàng
Hướng đến phương án dài hạn, phần lớn các trường đều cần một nền tảng công nghệ đồng bộ, hoạt động ổn định, nơi các chức năng được phân cấp cho từng đối tượng và mục đích sử dụng khác nhau. Trong khi đó, nền tảng Zoom hay Microsoft Teams, Google Meet chỉ hỗ trợ tạo các lớp học trực tuyến và giám sát thành viên trong lớp học. Một số nền tảng chuyên dụng cho khảo thí nhưng thiếu tính năng hỗ trợ quản lý dữ liệu hay lưu trữ các học liệu số, hỗ trợ dạy, học,…cũng chưa phải giải pháp tối ưu.
Với thế mạnh về công nghệ và nhiều năm đầu tư cho giáo dục, cuối năm 2019, FPT giới thiệu nền tảng trực tuyến VioEdu tích hợp các tính năng hỗ trợ toàn diện cho hoạt động dạy, học, đánh giá. Với VioEdu, học sinh được chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và học với lộ trình cá nhân hóa để nhanh chóng cải thiện kết quả. Hệ thống ứng dụng nhiều lý thuyết thiết kế trò chơi để gia tăng sự chủ động học tập cho các em. Giáo viên có thể sử dụng hơn 300.000 tài nguyên nội dung sẵn có hoặc nhập liệu các môn học lên hệ thống và giao bài về nhà, bài kiểm tra (trộn đề, chấm điểm tự động) cho từng nhóm học sinh, đồng thời gửi thông báo, nhận xét cho học sinh và phụ huynh. Tài khoản nhà trường có các tính năng giúp quản lý, theo dõi chất lượng dạy, học trong toàn trường.
Hiện nay đã có nhiều trường học như Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Newton, Ngôi Sao, Tiểu học & THCS FPT (Hà Nội), một số trường tại Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh đang sử dụng VioEdu để giảng dạy, kiểm tra các môn học. Hạ tầng công nghệ của hệ thống này đáp ứng được hơn 100.000 học sinh tham gia thi cùng lúc – ghi nhận thực tế từ cuộc thi đấu trường toán học đang được triển khai rộng rãi trên 50 quận/huyện.
"Với kinh nghiệm 13 năm tổ chức kỳ thi Violympic, hơn 2 năm triển khai đấu trường toán học và nhiều sân chơi trực tuyến khác, VioEdu hoàn toàn có khả năng và cam kết hỗ trợ tối đa nguồn lực, chung tay cùng các nhà trường "về đích", hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 một cách an toàn và hiệu quả nhất", chị Nguyễn Thị Ngọc, Giám đốc hệ thống VioEdu chia sẻ.
Liên hệ với VioEdu: 0353.055.060
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!