Tự chủ đại học thế nào cho hiệu quả?

Thời sự VTV-Thứ ba, ngày 23/08/2022 09:12 GMT+7

VTV.vn - Có thể nói, tự chủ đại học là xu hướng chung của thế giới. Nhưng tự chủ thế nào để hiệu quả, đồng thời, tháo gỡ những khó khăn tồn đọng?

Thời điểm này, các thí sinh vừa hoàn thành đăng ký nguyện vọng xét tuyển Đại học. Các trường năm nay cũng nỗ lực quảng bá và có nhiều hình thức tuyển sinh... để thu hút được sinh viên, nhất là sinh viên giỏi… Những trường đại học tự chủ xem chừng sẽ có điều kiện làm việc này tốt hơn. Họ chủ động được nguồn kinh phí, nguồn lực để triển khai các đợt chiến dịch tuyển sinh lớn, hay mở ngành và liên kết đào tạo với nước ngoài; nâng cấp trang thiết bị dạy học, cơ sở hạ tầng...

Có thể nói, tự chủ đại học đã đem lại những kết quả đáng khích lệ đối với hệ thống giáo dục đại học. Hiện nay, cả nước đã có 142/232 trường đại học đủ điều kiện tự chủ - Tự chủ về bộ máy và quản trị; Tự chủ về tài chính, tài sản; Tự chủ về tuyển sinh; Tự chủ về mở ngành đào tạo và liên kết đào tạo với nước ngoài.

Nhờ vậy:

- Tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ tăng từ 25% năm 2018 lên trên 31% năm 2021.

- Về tài chính, đến thời điểm hiện tại 32.76% trường đại học tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

- Giảng viên thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97%.

Tổng thu trên 1.000 tỷ đồng một năm; Số giảng viên thu nhập 300 triệu đồng trở lên tăng gấp 8 lần; Sinh viên ra trường 95% có việc làm… - Đó là một vài kết quả khi các trường đại học thực hiện tự chủ.

Như tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, mỗi năm, trường có ngân sách đề cử hàng trăm giảng viên đi nước ngoài đào tạo. Chất lượng sinh viên đảm bảo đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Bình luận về vấn đề này, khách mời của chương trình Vấn đề hôm nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: "Thành tựu của tự chủ đại học không chỉ là nguồn thu mà trên thực tế có thể đem lại sự công bằng giữa các trường đại học công lập và ngoài công lập. Bên cạnh đó, đại học Việt Nam đã có sự hội nhập quốc tế, thể hiện trên các bảng xếp hạng thế giới. Ví dụ như trường hợp của Nhật Bản, trước tự chủ đại học chỉ có 6 trường trong Top 200 của thế giới, nhưng sau đó đã có thêm 3 trường đại học nữa. Đó là một thành tựu rất lớn..."

Tự chủ đại học tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh; thúc đẩy các trường đầu tư vào điều kiện bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. Nhưng tự chủ như thế nào mới phát huy hiệu quả? Những khó khăn và bất cập trong quá trình tự chủ? Nguồn thu từ đâu? Hay thu như thế nào để tránh áp lực học phí với các sinh viên, nhất là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Đó là những câu hỏi được đặt ra trong chương trình Vấn đề hôm nay, mời độc giả quan tâm theo dõi qua VIDEO:

Vấn đề hôm nay - 22/8/2022

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước