Ngày Tết nói chuyện văn hóa rượu vang

PV-Thứ hai, ngày 14/01/2019 14:00 GMT+7

VTV.vn - Qua thời gian, rượu vang không còn là thức uống xa xỉ dành riêng cho giới thượng lưu, mà trở nên gần gũi với đông đảo người dân Việt.

Người ta hay bàn tới cách chọn rượu, chọn ly, chọn đồ ăn phù hợp khi nói về văn hóa rượu vang. Tuy nhiên, hãy cùng nhìn sâu hơn vào lịch sử thế giới để thấy rượu vang còn gắn liền với văn minh nhân loại và tạo dựng được dòng chảy riêng về văn hóa rượu vang suốt hàng ngàn năm qua.

Vang và văn minh nhân loại

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy rượu vang được làm đầu tiên tại những vùng đất Armenia, Sumer, Ai Cập… cổ đại. Tuy nhiên Châu Âu mới thực sự là cái nôi của rượu vang. Từ La Mã, Hy Lạp cổ đại, rượu vang đã được sản xuất rất quy mô thành các đồn điền. Vào thời kỳ Đế chế La Mã, người ta đã đặc biệt quan tâm đến các giống nho, kỹ thuật canh tác và đựng rượu trong các thùng gỗ. Đến thời trung cổ, dưới tác động của Kito giáo, rượu vang càng trở nên phổ biến và được sử dụng cả trong y học. Rượu vang khi đó trở thành thứ đồ uống phổ biến khắp Châu Âu. Pháp, Đức, Bồ Đào Nha chính là những tên tuổi lớn kỳ cựu trong lịch sử rượu vang thời bấy giờ và cả sau này.

Ngày Tết nói chuyện văn hóa rượu vang - Ảnh 1.

Rượu vang với người Hy lạp cổ đại

"Old World Wine" và "New World Wine"

Thuật ngữ Old World Wine (OWW) dùng để đề cập đến những loại rượu được làm ra tại những quốc gia được xem là cái nôi của rượu vang, các nước thuộc Châu Âu và vùng Trung Đông như Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức… Mỗi quốc gia này đều có những "bí kíp" làm vang riêng biệt và đặc biệt khắt khe bởi lịch sử hàng ngàn năm gắn bó với vang đã làm nên "thương hiệu" của mỗi quốc gia. Đó không chỉ là rượu, là hương vị mà còn là văn hóa, là gia tài, là di sản không thể trộn lẫn.

New World Wine (NWW) là những loại thuộc về những quốc gia từng là thuộc địa trước kia, như Mỹ, hoặc những quốc gia có khí hậu nóng hơn, như New Zealand, Argentina, Chile, Australia và Nam Phi. Có thể nói, đây là lý do chính khiến cho rượu vang nơi đây có vị đậm đà hơn với hương vị trái cây tươi mới cũng như nồng độ cồn cao hơn. Ở những vùng này, các nhà làm rượu thường thử nghiệm rất nhiều phương pháp khác nhau để làm ra một loại vang mới. Nhìn chung, họ ít đặt nặng tính truyền thống và rất chú trọng trong việc khám phá và ứng dụng những công nghệ hiện đại trong việc sản xuất vang.

Ngày Tết nói chuyện văn hóa rượu vang - Ảnh 2.

Tuy xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu nhưng phải đến cuối thế kỷ 19, rượu vang mới thực sự được người Việt đầu tư sản xuất một cách bài bản và chuyên nghiệp. Tiếp nối và phát triển tinh hoa của loại đồ uống văn minh này từ người Pháp theo lịch sử trăm năm phát triển tại Đà Lạt, nhà sản xuất Ladofoods đã nghiên cứu sản xuất Rượu vang Chateau Dalat - dòng sản phẩm cao cấp với hương vị đặc trưng và chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây cũng là sản phẩm vang Việt được cộng đồng quốc tế công nhận qua hàng loạt các giải thưởng danh giá như: giải Bạc cuộc thi vang quốc tế tại Hồng Kông năm 2016 (Cathay Pacific International Wine & Spirit Competition 2016), giải Đồng cuộc thi vang quốc tế tại Mỹ năm 2017 (San Francisco International Wine Competition 2017) đồng thời là thương hiệu vang của Việt Nam được trưng bày tại Bảo tàng Vang Thế giới Vineum Bodensee (Đức)... Có thể nói, cùng với Chateau Dalat, Ladofoods đang dần đưa Việt Nam đặt chân vào bản đồ vang "thế giới mới".

Ngày Tết nói chuyện văn hóa rượu vang - Ảnh 3.

Rượu vang và văn hóa Tết người Việt

Qua thời gian, rượu vang không còn là thức uống xa xỉ dành riêng cho giới thượng lưu, mà trở nên gần gũi với đông đảo người dân Việt. Theo quan niệm Tết của người Á Đông, nếu như màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang và thịnh vượng, thì màu đỏ chính là màu tượng trưng cho sự đầm ấm, may mắn. Sắc đỏ phù hợp với không khí linh thiêng, sum vầy của dịp Tết đến, xuân về vì nó mang lại vượng khí, tài lộc và sức mạnh. Vì thế, những năm gần đây, các gia đình thường hay sắm vang đỏ để chuẩn bị cho những bữa cơm tất niên, bữa cơm đầu năm mới và mời khách đến nhà để đón và chia sẻ may mắn, tài lộc.

Việc tặng nhau chai vang ngày Tết cũng trở thành một món quà trân quý, thể hiện sự tôn trọng, gửi gắm những điều tốt lành và thịnh phát. Hơn hết, với những người sành vang, được tặng vị vang quý thực giống như được tặng cả kho báu.

Ngày Tết nói chuyện văn hóa rượu vang - Ảnh 4.

Nếu như trước đây thị trường vang Tết là "sân chơi" của rượu ngoại với các nhãn hiệu từ Pháp, Đức… thì giờ dưới áp lực của rượu ngoại giả, những thương hiệu Việt "đến người Pháp cũng phải ngưỡng mộ" như Chateau Dalat là lựa chọn tốt hơn, an toàn hơn. Chateau Dalat hiện có 4 dòng chính là Tradition, Special, Reserve và Signature, gồm cả vang trắng và vang đỏ với các sản phẩm được ưa chuộng như Chateau Dalat- Signature - Cabernet sauvignon, Chateau Dalat - Special – Cabernet sauvignon; Chateau Dalat - Special – Chardonnay. Chateau Dalat tự tin trở thành món quà tặng lý tưởng, phù hợp với đa dạng gu thưởng thức vang trong dịp Tết nguyên đán

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước