Tới nay, đã có hơn 50 nhà viện trợ vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong hơn 20 năm qua, tổng giá trị vốn ODA đã ký kết cho Việt Nam đạt gần 74 tỷ USD, trong đó đã giải ngân được 54 tỷ USD, chiếm tới 73%. Đối với vốn ưu đãi cho các địa phương, tỷ trọng vốn cấp phát trong giai đoạn vừa qua lên tới hơn 90%.
Theo Bộ Tài chính, vào trước năm 2010, Việt Nam vẫn là nước thu nhập thấp, các khoản vay thường được ưu đãi với chi phí vay chỉ 0,7 - 0,8%/năm với kỳ hạn có thể lên tới 40 năm. Nhưng khi trở thành nước thu nhập trung bình vào giai đoạn 2010 - 2015, thời hạn vay chỉ còn 10 - 25 năm, như vậy, tốc độ trả nợ phải tăng gấp đôi. Chi phí vay cũng tăng lên mức 2 - 3,5%/năm.
Tới đây, không chỉ có khả năng bị cắt giảm vốn vay ODA từ Ngân hàng Thế giới, mà quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ khác cũng đang có những điều chỉnh nhất định về chính sách theo hướng giảm dần ưu đãi.
Dự kiến, tới đầu năm 2019, Ngân hàng ADB cũng sẽ cân nhắc dừng vốn vay ưu đãi đối với Việt Nam.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!