Bất hợp lý trong việc thực hiện quy định dán nhãn năng lượng

Đức Minh (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ tư, ngày 21/09/2016 16:53 GMT+7

VTV.vn - Bất kể thiết bị điện được nhập từ quốc gia nào, mọi thông số kỹ thuật các lô hàng giống y hệt nhau đều phải thực hiện dán nhãn và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Hiện nay, hầu hết các thiết bị điện đều được dán một chiếc nhãn năng lượng. Nó cho biết thiết bị nào tiết kiệm điện hơn và người tiêu dùng cần biết thông tin này để quyết định có nên mua món đồ ấy hay không. Sự tiện lợi cho người tiêu dùng đã rõ, song câu chuyện chiếc nhãn năng lượng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu đồ điện lại không hề đơn giản.

Khi một lô hàng đồ điện nhập khẩu về Việt Nam, doanh nghiệp cần phải mang một mẫu đi kiểm tra hiệu suất năng lượng theo yêu cầu của Bộ Công Thương. Lô hàng nhập về đợt sau, dù sản phẩm giống hệt từ mẫu mã, serie, nhà sản xuất, doanh nghiệp vẫn lại phải mang mẫu đi đo kiểm. Toàn bộ lô hàng phải nằm lại kho của hải quan trong lúc chờ kết quả.

Ngay cả Tổng cục Hải quan cũng đã đề nghị Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho phép doanh nghiệp dùng kết quả đo kiểm một lần cho nhiều lô hàng giống nhau nhưng vướng mắc này vẫn chưa được tháo gỡ.

Bất hợp lý trong việc thực hiện quy định dán nhãn năng lượng - Ảnh 1.

Mỗi lô hàng nhập khẩu đều phải thực hiện dán nhãn và kiểm tra hiệu suất năng lượng trước khi thông quan.

Trong khi Tổng cục Năng lượng chưa có hướng dẫn, cả Hải quan lẫn doanh nghiệp đều đang phải làm theo quy định cũ. Đó là lô hàng nào cũng phải đo hiệu suất năng lượng tối thiểu mới được thông quan. Chi phí mỗi lần như vậy khoảng 5-6 triệu đồng và thời gian chờ đợi ít nhất 1 tuần.

Việc lô hàng nào cũng mang mẫu đi đo hiệu suất năng lượng tối thiểu còn không phù hợp với những sản phẩm sản xuất tại các quốc gia phát triển như hàng nhập từ châu Âu, Nhật hay Mỹ. Bởi theo các chuyên gia, các nước này đều áp dụng những tiêu chuẩn tiết kiệm điện năng còn cao hơn cả Việt Nam. Vì thế, có ý kiến cho rằng việc làm này gây mất thời gian, tăng chí phí đầu vào của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm tăng.

Nghị quyết 19 của Chính phủ đang đặt ra mục tiêu trong năm 2016 sẽ giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại Hải quan xuống còn 15%. Trong khi đó, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu kiểm tra hiệu suất năng lượng với mọi lô hàng như hiện nay, đồng nghĩa 100% lô hàng nhập khẩu vẫn đang phải chấp nhận kiểm tra chuyên ngành.

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là nhiệm vụ mà Chính phủ đang quyết tâm thực hiện. Trong lĩnh vực hải quan, thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những chỉ tiêu để so sánh môi trường kinh doanh giữa các quốc gia. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thời gian thông quan hàng hóa liên quan đến ngành Hải quan chỉ là một phần, phần lớn còn lại liên quan đến các Bộ, ngành khác.

Bất cập đầu tư điện, nước tại các dự án bất động sản TP.HCM Bất cập đầu tư điện, nước tại các dự án bất động sản TP.HCM

VTV.vn - Mới đây, Hiệp hội BĐS TP.HCM có văn bản kiến nghị lên các bộ, ngành liên quan về việc làm rõ những bất thường trong đầu tư hệ thống cấp điện, nước đến các căn hộ dự án.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước