Bị cắt biệt đãi giảm 50% phí trước bạ, tiêu thụ xe ô tô trong nước lao dốc

Theo Dân trí-Thứ năm, ngày 15/07/2021 09:15 GMT+7

VTV.vn - Sau khi hết thời gian giảm 50% phí trước bạ ngày 31/12/2020, tiêu thụ xe trong nước 6 tháng giảm gần 35.400 chiếc, tương ứng giảm 30%.

Theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), hết tháng 6, lượng xe tiêu thụ tại Việt Nam của hơn 10 thành viên đạt gần 150.200 xe (bao gồm xe nhập và xe lắp ráp trong nước), giảm hơn 12.000 chiếc so với 6 tháng cuối năm 2020 - thời điểm xe lắp ráp, sản xuất trong nước được tận hưởng ưu đãi giảm 50% phí trước bạ, từ 10-12% xuống còn 5-6%.

So với 6 tháng đầu năm 2020, lượng xe tiêu thụ hiện nay tăng gần 42.800 chiếc, trong đó xe lắp ráp trong nước tăng hơn 17.200 chiếc. Tuy nhiên, nếu so với 6 tháng cuối năm 2020, doanh số bán xe trong nước bị giảm rất mạnh, gần 35.400 chiếc khi chỉ bán ra được gần 84.800 chiếc.

Bị cắt biệt đãi giảm 50% phí trước bạ, tiêu thụ xe ô tô trong nước lao dốc - Ảnh 1.

Hết phao cứu sinh, xe sản xuất, lắp ráp giảm kỷ lục (Ảnh minh họa).

Tổng lượng xe tiêu thụ trong nước bán ra trong 6 tháng cuối năm 2020 đạt hơn 162.200 chiếc. Trong đó, xe do các liên doanh lắp ráp trong nước đạt hơn 120.000 chiếc (chiếm hơn 74%), đó là chưa tính các doanh nghiệp xe khác như Hyundai Thành Công hay VinFast.

Về chủng loại xe, xe con có mức suy giảm doanh số mạnh hơn cả. Cụ thể, 6 tháng qua lượng xe con bán ra ước đạt hơn 104.900 chiếc, giảm gần 40.000 chiếc so với 6 tháng cuối năm 2020 và giảm hơn 8.400 chiếc so với cùng kỳ 2019 (thời điểm chưa chịu tác động của dịch Covid-19).

So với cùng kỳ năm 2020, doanh số bán xe 6 tháng đầu năm nay tăng gần 37%, ước khoảng 28.000 chiếc.

Thực tế, việc Chính phủ áp dụng chính sách giảm 50% phí trước bạ đối với người mua xe mới sản xuất, lắp ráp đăng ký lần đầu từ tháng 7 đến hết tháng 12/2020 đã khiến doanh số thị trường xe tăng mạnh hơn 53%, tương ứng khoảng 53.000 xe so với 6 tháng đầu năm 2020. Trong đó, xe lắp ráp trong nước đạt 120.100 chiếc, tăng hơn 52.600 chiếc so với 6 tháng trước đó.

Ngoài xe lắp ráp tăng trưởng mạnh khi được ưu đãi phí trước bạ, xe nhập cũng có doanh số tăng trong 6 tháng cuối năm 2020. Theo số liệu của VAMA, lượng xe nhập bán ra trong 6 tháng cuối năm 2020 đạt gần 69.270 chiếc, tăng gần 29.400 chiếc so với 6 tháng đầu.

Trong 6 tháng qua, lượng xe nhập tiêu thụ đạt hơn 65.370 chiếc, chỉ giảm nhẹ gần 4.000 chiếc so với thời điểm 6 tháng cuối năm 2020. So với xe trong nước, lượng xe nhập bán ra thời điểm hết tháng 6 thấp hơn 19.000 chiếc. Trong khi đó, so với doanh số 6 tháng cuối năm, lượng xe nhập bán ra chỉ giảm gần 4.000 chiếc, không giảm mạnh như xe lắp ráp trong nước.

Để đối phó với suy giảm doanh số và áp lực cạnh tranh, từ tháng 5 đến tháng 7, hầu hết các hãng xe trên thị trường đang giảm giá, khuyến mãi. Những mẫu xe của Honda, Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, VinFast, Ford hay MG đi đầu trong cuộc đua giảm giá hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi chiếc.

Xu hướng giảm giá hiện có ở tất cả các phân khúc, nhiều nhất vẫn là phân khúc xe phổ thông. Đây là cơ sở cho thấy thị trường xe Việt sắp có mặt bằng giá mới do tổng cầu giảm và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, buộc các hãng phải giảm giá để kéo doanh số.

Thực tế, việc Chính phủ áp dụng giảm 50% phí trước bạ đối với xe hơi sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký lần đầu là chính sách "nhất cử, lưỡng tiện". Các doanh nghiệp vừa tăng doanh số bán xe, hỗ trợ được kinh doanh, Nhà nước vừa thu được thêm nhiều thuế phí hơn.

Mới đây, theo báo cáo của Tổng cục Thuế, nhờ việc giảm 50% phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm 2020, số thuế, phí của doanh nghiệp ô tô đóng góp vào ngân sách tăng đột biến khoảng 11.200 tỷ đồng. Trong đó, riêng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng (VAT) tăng hơn 8.200 tỷ đồng; tăng thu phí lệ phí trước bạ của các địa phương là hơn 3.000 tỷ đồng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước