Đây được đánh giá là bước kiện toàn nhằm tạo sự thống nhất trong phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan để tiếp tục xử lý 12 dự án kém hiệu quả trong thời gian tới. Đến thời điểm này, trong số các nhà máy hoạt động kém hiệu quả, đã có 2 nhà máy sản xuất kinh doanh có lãi, 2 nhà máy sản xuất trở lại, 1 nhà máy chuẩn bị đi vào hoạt động, còn 3 dự án xây dựng dở dang đã được tiến hành định giá lại.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, việc xử lý các dự án yếu kém này đều được thực hiện tuân theo nguyên tắc thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tập trung vào xử lý dứt điểm những tranh chấp trong các hợp đồng EPC, là cơ sở quyết toán dự án hoàn thành. Đối với các dự án, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, các đơn vị sẽ tiếp tục đổi mới quản trị, tiết giảm chi phí và mở rộng thị trường. Đây được coi là nhiệm vụ cấp bách thường xuyên, phát huy tinh thần sáng tạo, loại bỏ tâm lý trông chờ vào Nhà nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!