Các hãng bán lẻ Mỹ đắn đo chuyện bán súng đạn

Lê Tuyển - Phú Nguyễn (PV Đài THVN thường trú tại Mỹ)-Thứ tư, ngày 07/08/2019 11:12 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Khi luật kiểm soát súng còn tùy thuộc vào từng bang và khi người khác bỏ cuộc, miếng bánh thị phần quá lớn cũng có thể sẽ khiến nhiều hãng vẫn sẽ tiếp tục còn đắn đo.

Liên tiếp các vụ xả súng xảy ra trong thời gian gần đây đang gây hoang mang trong dư luận nước Mỹ. Lần này, không chỉ luật kiểm soát súng bị kêu gọi nên được sửa đổi mà chính các công ty bán lẻ cũng là đối tượng chịu sức ép từ dư luận. Tại sao vậy?

Trong khi các công ty sản xuất công nghiệp đang điêu đứng vì căng thẳng thương mại, cổ phiếu sụt giảm sâu, thì có một loại công ty ở Mỹ lại đang ở chiều ngược lại. Đó là các công ty sản xuất súng. Cổ phiếu của nhóm này đã liên tục tăng, đặc biệt mỗi khi có xả súng.

Theo trang tài chính CNN Money, ngay sau các lời kêu gọi tăng cường biện pháp kiểm soát súng được đưa ra ngày 5/8, cổ phiếu các công ty liên quan đã tăng giá như cổ phiếu American Outdoor Brands, Sturm, Ruger & Co tăng giá từ 2- 3%, cổ phiếu công ty sản xuất đạn như Vista Outdoor cũng tăng nhẹ.

Trang USA Today giải thích, cổ phiếu của loại công ty này cứ mỗi lần có xả súng đều tăng giá. Có một lập luận cho rằng, người dân sẽ đổ xô đi mua súng để tránh bị luật mới gây khó dễ. Tư duy phổ biến tới nỗi các giao dịch được lập trình sẵn trên máy tính, đồng nghĩacứ có tin xả súng nhiều là hệ thống sẽ tự động mua vào cổ phiếu của các công ty trên.

Không chỉ các công ty sản xuất súng được hưởng lợi, các công ty bán lẻ, vốn coi bán súng là một phần trong danh mục kinh doanh chính cũng đã từng được hưởng lợi cho đến khi chính một trong những vụ xả súng gần đây xảy ra ở nơi được bán là siêu thị Walmart.

Tờ Washington Post viết: "Khi những vụ bạo lực xảy ra gần và ngay tại Walmart vài ngay qua, người ta mới nhớ đây chính là nhà bán lẻ súng lớn nhất thế giới. Cũng không phải lần đầu tiên Walmart chịu sức ép phải dừng bán súng nhưng bán súng là lĩnh vực kinh doanh lớn và là di sản của người sáng lập ra hãng Sam Walton. Vì thế, công ty cho biết sẽ xem xét lại quy trình bán có trách nhiệm hơn".

Tờ New York Times đăng tải bức thư của tác giả Andrew Sorkin kêu gọi CEO của Walmart nên chung tay giảm bảo lực tại Mỹ. Bức thư cho rằng các vụ xả súng chưa chứng minh được là súng được mua từ Walmart. Tuy nhiên, Walmart đang là đầu mối cuối trong đường dây cung cấp súng ra thị trường.

Hãng không nhất thiết phải ngừng bán nhưng nên dùng sức ảnh hưởng của mình để kêu gọi chính các hãng sản xuất súng phải phát triển công nghệ khóa vân tay, tăng cường khâu kiểm soát bán ra.

Bán hay không bán súng vẫn là quyết định không dễ dàng với các hãng bán lẻ ở Mỹ. Một số hãng coi kinh doanh các mặt hàng khác quan trọng hơn JCPenny, Dick's Sport đã chính thức bỏ súng ra khỏi kệ hàng. Tuy vậy, khi luật kiểm soát súng còn tùy thuộc vào từng bang và khi người khác bỏ cuộc, miếng bánh thị phần quá lớn cũng có thể sẽ khiến nhiều hãng vẫn sẽ tiếp tục còn đắn đo.

Xả súng tại Mỹ - Vấn đề không chỉ là kiểm soát súng đạn Xả súng tại Mỹ - Vấn đề không chỉ là kiểm soát súng đạn Siêu thị Walmart vẫn tiếp tục bán súng đạn sau vụ xả súng Siêu thị Walmart vẫn tiếp tục bán súng đạn sau vụ xả súng “Nóng” vấn đề kiểm soát súng đạn tại Mỹ sau những vụ xả súng liên tiếp “Nóng” vấn đề kiểm soát súng đạn tại Mỹ sau những vụ xả súng liên tiếp

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước