Các quỹ tài chính nên giữ hay bỏ?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ hai, ngày 19/08/2019 11:41 GMT+7

VTV.vn - Mới đây, Đoàn giám sát của Quốc hội đã Đề nghị nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền để bãi bỏ ngay đối với 6 quỹ và nghiên cứu lộ trình bãi bỏ đối với 3 quỹ.

"Ngân sách Nhà nước như một dòng sông đã cạn, còn các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách thì như các hồ nhỏ vẫn trữ nước. Việc có quá nhiều quỹ đã làm phân tán nguồn lực Nhà nước".

Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong buổi họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần đây. Bởi có ý kiến cho rằng hiện nay đang có quá nhiều quỹ. Trong đó có không ít quỹ "thu nhiều, chi ít" cần phải sắp xếp lại. Vậy tình hình thu chi hiện nay của các quỹ tài chính này ra sao? Quỹ nào nên giữ, quỹ nào thì bỏ?

Hiện nay, cả nước đã thành lập trên 40 quỹ/loại quỹ tài chính ngoài ngân sách và nhiều quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập ở các địa phương. Theo Chính phủ, kế hoạch năm 2019, tổng số thu của các quỹ là trên 502.000 tỷ đồng. Trong đó dự kiến ngân sách nhà nước cấp và hỗ trợ là trên 100.000 tỷ đồng.

Chênh lệch thu - chi trong năm của các quỹ là 68.000 tỷ đồng, thu nhiều hơn chi. Điều đáng bàn là qua giám sát cho thấy có sai phạm trong việc quản lý sử dụng quỹ, hiệu quả quỹ chưa cao. Ví dụ như quỹ bảo trì đường bộ. Thu và chi thì vẫn phải từ ngân sách, song từ ngày có thêm quỹ này lại phải chi trả thêm lương cho bộ phận trung gian.

Một số chuyên gia khác thì lại cho rằng, cần rà soát, đánh giá lại, quỹ nào hoạt động tốt, đúng tôn chỉ mục đích, mang lại hiệu quả thì giữ, còn lại thì làm rõ quỹ nào nhỏ, không có hoạt động đáng kể thì cần dẹp bỏ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước