Chính sách nới lỏng tiền tệ với quy mô toàn cầu trong năm 2019, được cho là nguyên nhân làm tăng giá trị của chứng khoán liên tục trong năm qua vừa qua. Tuy nhiên, dư luận Nhật Bản đang nhìn nhận rất thận trọng về hiện tượng này.
Theo phản ánh của báo Asahi, chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm vào ngày 30/12, chỉ số chứng khoán Nikkei tại thị trường chứng khoán Tokyo là 23.656,2 điểm, tăng 3.641 điểm, 18% so với thời điểm cuối năm trước. Với mức điểm này, chỉ số chứng khoán cuối năm 2019 chỉ sau chỉ số cuối năm 1990.
Theo lý giải của Thời báo kinh tế Nikkei, năm 2019, kinh tế thế giới đã chứng kiến làn sóng chính sách nới lỏng tiền tệ toàn cầu, khiến cho giá trị vốn hóa thị trường của thế giới tăng đến 86.000 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay khiến cho giá trị chứng khoán của Nhật Bản tăng mạnh. Tờ báo này nhận định, trái phiếu và giá vàng đã tăng giá trước đó nên sẽ có xu hướng hạ giá khi chứng khoán tăng. Trong khi nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại, thị trường tiền tệ, vàng chứa đựng nhiều nguy cơ do đang tiến triển theo suy đoán về thuận lợi đàm phán thương mại Trung- Mỹ, cũng như hy vọng về phục hồi kinh tế tăng nhanh.
Báo Kyodo có bài xã luận sau khi giá trị chứng khoán cuối năm đạt đỉnh sau 29 năm, vẫn còn đó những lo ngại về kinh tế 2020, cụ thể tác động bất an từ tình hình chính trị Mỹ, lo lắng về kinh tế Nhật Bản sẽ hạ nhiệt sau Olympic Tokyo 2020. Chính sách hỗ trợ tiêu dùng với biện pháp hoàn trả bằng điểm với các giao dịch không tiền mặt sẽ hết hạn vào tháng 6/2020, dẫn đến những lo ngại giảm tiêu dùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!