Chính sách trợ cấp chip của Mỹ: "Không có bữa trưa nào miễn phí"

VTV Digital-Thứ năm, ngày 02/03/2023 11:18 GMT+7

VTV.vn - Những điều kiện trợ cấp mà Bộ Thương mại Mỹ công bố hỗ trợ các hãng chip không hề dễ dàng.

Hiện Mỹ đang nỗ lực nhằm khôi phục vị thế ngành chip bán dẫn khi nước này mới đây đã bắt đầu cho phép các công ty đăng ký nhận hỗ trợ từ Đạo luật CHIPS và Khoa học với các dự án đầu tư sản xuất chip trong nước. Tuy nhiên, đi kèm với khoản hỗ trợ này là những ràng buộc đáng kể.

Với tổng trị giá gần 40 tỷ USD, gói trợ cấp của Đạo luật CHIPS và Khoa học được Chính phủ Mỹ xem là một nỗ lực đáng kể nhằm đưa sản xuất chip trở lại nước Mỹ, tránh được những cú sốc nguồn cung như thời gian trước.

Tổng thống Joe Biden cho biết: "Chúng ta đã thấy điều gì xảy ra khi nhiều nhà máy chip nước ngoài phải tạm đóng cửa trong đại dịch. Mỗi chiếc ô tô cần tới 3.000 con chip và các hãng ô tô đã phải tạm dừng sản xuất vì thiếu chip. Chúng ta không thể để điều đó tiếp tục xảy ra".

Chính sách trợ cấp chip của Mỹ: Không có bữa trưa nào miễn phí - Ảnh 1.

Dù vậy, những điều kiện trợ cấp mà Bộ Thương mại Mỹ công bố sẽ là không hề dễ dàng. Đặc biệt, những hãng nhận trợ cấp từ 150 triệu USD trở lên sẽ phải chia lại một phần lợi nhuận thặng dư cho chính phủ. Theo các chuyên gia, đây là thông điệp rõ ràng từ chính phủ Mỹ với các hãng chip, đó là "Không có bữa trưa nào miễn phí".

"Quan điểm của Chính phủ Mỹ đó là khi đã tài trợ hàng triệu USD thì ho sẽ phải định hướng việc dùng số tiền đó như thế nào. Việc chia sẻ lợi nhuận với Chính phủ nghe có vẻ lạ lùng, nhưng thực ra cũng không khác nhiều với hoạt động của giới đầu tư mạo hiểm", bà Sarah Kreps - Giáo sư Đại học Cornell, Mỹ nhận định.

Một điều kiện gây nhiều tranh cãi khác đó là việc các công ty đăng ký nhận trợ cấp phải có kế hoạch chi tiết về hỗ trợ chăm sóc với con cái đội ngũ nhân viên.

Bà Sarah Kreps đánh giá: "Đây là một điều kiện khác thường, nhưng không quá ngạc nhiên, bởi chính quyền Tổng thống Biden luôn coi chăm sóc trẻ em là một mục tiêu ưu tiên. Ngoài ra tôi nghĩ, đây cũng là một biện pháp giảm rào cản để thu hút lao động có tay nghề vào ngành chip".

Các chuyên gia cũng đánh giá rằng, việc đưa ra nhiều điều kiện chặt chẽ sẽ góp phần ràng buộc các công ty duy trì cam kết lâu dài tại Mỹ, tránh việc ngành chip các nước khác hưởng lợi từ nguồn trợ cấp của Mỹ - điều nước này không hề mong muốn trong cuộc cạnh tranh hiện nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước