Chuyển đổi số giúp phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa

Hoàng Anh-Thứ ba, ngày 24/05/2022 11:07 GMT+7

VTV.vn - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, lãnh đạo các Bộ, ngành đã sát sao triển khai chuyển đổi số ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, đến nay bước đầu thu về những kết quả tích cực.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo nhấn mạnh "Chương trình chuyển đổi số quốc gia năm nay" cần thực hiện đồng bộ, nhất quán ở không chỉ các thành phố lớn mà phải ở toàn bộ các tỉnh, thành trên cả nước.

Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là nơi đầu tiên được tỉnh lựa chọn để thí điểm chuyển đổi số từ tháng 8/2021, bởi những lợi thế như gạo nếp, cốm, hay là địa điểm du lịch được ưa chuộng trong thời gian gần đây.

Trước đây, anh Mạnh (Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tú Lệ) thường chỉ bán gạo nếp bằng cách gửi xe khách đến các đại lý hay siêu thị. Kể từ sau khi xã Tú Lệ áp dụng chuyển đổi số, anh đã có thêm một kênh phân phối mới là các sàn thương mại điện tử để nâng cao thu nhập.

Chuyển đổi số giúp phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa - Ảnh 1.

Sau 8 tháng thí điểm mô hình chuyển đổi số, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã ghi nhận những kết quả tích cực.

"Các khách hàng đa số ở thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Chúng tôi đã gửi các đơn hàng qua bưu điện. Nhiều người biết đến chúng tôi nhiều hơn nên chúng tôi cũng chốt được nhiều đơn hàng hơn", anh Lò Văn Mạnh, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tú Lệ, chia sẻ.

Anh Hoanchưa bao giờ nghĩ bên cạnh công việc đồng áng, giờ anh lại trở thành ông chủ một homestay được nhiều khách du lịch ưa thích.

"Đến mùa lúa chín, khách lên nhà tôi cũng đông, thu nhập cải thiên so với trước, thu nhập cao hơn 3 - 4 lần", anh Hoàng Văn Hoan, chủ homestay Búng Sổm, xã Tú Lệ, cho biết.

Từ tháng 8 đến nay, xã Tú Lệ đã thực hiện chiến lược chuyển đổi số toàn diện ở mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội. 100% sản phẩm nông sản và dịch vụ homestay được đưa lên cổng thông tin điện tử của xã, 12 cụm loa và camera giám sát được lắp đặt, hoạt động ổn định ở 9 thôn bản.

Tại UBND xã, 100% số lượng văn bản đến và đi được xử lý dưới dạng điện tử và được ký số chuyên dùng.

"Khi một xã vùng cao đặc biệt khó khăn, nếu chuyển đổi số thành công, thì việc đó sẽ được áp dụng đến tất cả các xã trên địa bàn. Muốn thành công trong chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm", ông Hoàng Văn Soàn, Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ, cho hay.

"Chúng tôi quan điểm là chỗ nào càng khó khăn thì chuyển đổi số sẽ lại càng đem đến nhiều lợi ích. Sự quyết tâm của lãnh đạo xã và lãnh đạo huyện Văn Chấn là rất cao. Chuyển đổi số không phải là vấn đề về công nghệ, mà là vấn đề về quyết tâm chính trị và thể chế", ông Hoàng Minh Tiến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái, nhận định.

Sau 8 tháng thí điểm mô hình chuyển đổi số, xã Tú Lệ đã ghi nhận những kết quả tích cực, vừa giúp đời sống người dân được thoải mái hơn, vừa cải thiện thu nhập qua việc tiết kiệm chi phí hành chính và đa dạng hóa khách hàng.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái vừa đề nghị UBND huyện Văn Chấn chỉ đạo nhân rộng mô hình chuyển đổi số ra các xã trên địa bàn, với mục tiêu trong năm nay có ít nhất 30% xã triển khai theo mô hình Tú Lệ.

Ngành tài chính đẩy mạnh chuyển đổi số Ngành tài chính đẩy mạnh chuyển đổi số

VTV.vn - Nhiều năm qua, Bộ Tài chính đã tiên phong triển khai ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, hướng đến nền tài chính số tiên tiến, hiện đại.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước