Tuy nhiên "gió đã đảo chiều". Sau khi Meta công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II tốt hơn mong đợi vào tuần trước, cổ phiếu của gã khổng lồ truyền thông xã hội đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2022.
Mặc dù trượt dốc vào thứ Hai đầu tuần, nhưng tổng thể, cổ phiếu của Meta đã tăng 11% trong tháng 7, qua đó có tháng thứ 9 tăng liên tiếp. Đây là khoảng thời gian dài nhất cổ phiếu của Meta tăng giá liên tục kể từ khi Facebook IPO vào năm 2012. Cổ phiếu hiện nằm trong phạm vi 17% so với mức cao kỷ lục kể từ tháng 9 năm 2021.
Cổ phiếu của Meta đã tăng 11% trong tháng 7
Động lực cho sự phục hồi mạnh mẽ của Meta, theo các chuyên gia, là một loạt các biện pháp cắt giảm chi phí mà công ty đã triển khai vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Ông lớn công nghệ đã sa thải khoảng 21.000 nhân viên. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến phục hồi cũng giúp Meta trở lại.
Các khoản đầu tư của Meta vào trí tuệ nhân tạo cũng đang được đền đáp. Ngày càng có nhiều người xem các video ngắn trên Reels, ứng dụng giống như TikTok của Meta và sự ra mắt gần đây của Threads, đối thủ Twitter đã khiến các nhà đầu tư hy vọng rằng Meta cuối cùng có thể đưa ứng dụng dựa trên tin nhắn văn bản là một "hit" lớn.
CEO Mark Zuckerberg cho hay, bản thân ông "khá lạc quan" về Threads và quỹ đạo của nó. CEO sinh năm 1984 nói thêm, Threads "thực sự bùng nổ và tạo ra một cơ hội lớn ngay lập tức" nhưng hiện công ty vẫn chưa cố gắng kiếm tiền từ ứng dụng.
Các nhà phân tích tại Canaccord Genuity đánh giá: "Với việc nới lỏng tính toán, các cải tiến liên tục dựa trên AI, một số sản phẩm mới thú vị cũng như sáng kiến kiếm tiền mới, chúng tôi nghĩ rằng các chu kỳ của Meta còn một chặng đường dài phía trước".
CEO Mark Zuckerberg đã tiến hành chiến dịch cắt giảm triệt để với Meta từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023
Meta là cổ phiếu có hiệu suất tốt thứ hai trong S&P 500 năm nay, chỉ sau Nvidia. Tình cảnh này trái ngược với năm ngoái khi nó là một trong những mã cổ phiếu hoạt động kém nhất, mất 2/3 giá trị.
Mở đầu cho vòng xoáy đi xuống của Meta vào năm ngoái là tiết lộ từ cựu nhân viên Facebook Frances Haugen, vào cuối năm 2021. Việc Haugen cho rò rỉ hàng nghìn trang tài liệu nội bộ cho thấy Facebook đã không giải quyết được nhiều vấn đề ảnh hưởng đến các ứng dụng của mình, chẳng hạn như sự tác động của Instagram đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên.
Sự phẫn nộ của công chúng với những tiết lộ này một lần nữa đặt CEO Mark Zuckerberg vào tầm ngắm của các nhà lập pháp, ảnh hượng nặng nề đến danh tiếng của Facebook sau nhiều năm lo ngại về cách nền tảng này xử lý thông tin sai lệch.
Khi cổ phiếu Facebook bắt đầu giảm giá, Mark Zuckerberg đã đổi tên công ty thành Meta và nói với các nhà đầu tư về kế hoạch chi hàng tỷ USD mỗi quý để phát triển các công nghệ thực tế ảo tăng cường cần thiết để đưa cái gọi là metaverse vào cuộc sống trong tương lai. Phố Wall bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc Meta chi tiêu hoang phí cho metaverse.
Sau đó Mark Zuckerberg bắt đầu chiến dịch cắt giảm chi phí và thực hiện lời năm 2023 sẽ là "năm hiệu quả".
Meta đóng băng tuyển dụng cho đến hết quý I năm nay. CEO Mark Zuckerberg cho biết, theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ loại bỏ các lớp quản lý cấp trung, những người mà ông tin rằng đang làm chậm các quyết định quan trọng. Bên cạnh đó công ty sẽ "chủ động cắt giảm các dự án không hoạt động hoặc có thể không còn quan trọng nữa".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!