Đại dịch COVID-19 làm giảm tiền lương trên toàn cầu

TTXVN-Thứ năm, ngày 03/12/2020 07:05 GMT+7

Hình minh họa. Ảnh: Reuters

VTV.vn - Tiền lương hàng tháng của người lao động trên toàn cầu đã giảm hoặc tăng chậm hơn trong sáu tháng đầu năm 2020, do hậu quả của đại dịch COVID-19.

Thông tin trên vừa được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố trong Báo cáo Tiền lương Toàn cầu 2020-2021 vào ngày 2/12. Trong 2/3 các quốc gia đã có dữ liệu chính thức, cuộc khủng hoảng COVID-19 có khả năng gây áp lực giảm mạnh đối với xu hướng tiền lương trong tương lai gần.

Báo cáo mới cho thấy không phải tất cả người lao động đều bị ảnh hưởng như nhau bởi cuộc khủng hoảng. Tác động đối với phụ nữ tồi tệ hơn so với nam giới. Ước tính dựa trên 28 quốc gia châu Âu cho thấy, nếu không có trợ cấp tiền lương, phụ nữ sẽ mất 8,1% tiền lương trong quý II/2020, so với tỷ lệ tương ứng 5,4% ở nam giới.

Cuộc khủng hoảng cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người lao động bị trả lương thấp hơn. Những người làm các công việc có kỹ năng thấp mất nhiều giờ làm việc hơn so với những công việc quản lý và chuyên môn được trả lương cao hơn. Sử dụng dữ liệu từ nhóm 28 quốc gia châu Âu, báo cáo còn cho thấy, nếu không có trợ cấp tạm thời, 50% người lao động bị trả lương thấp nhất sẽ mất ước tính 17,3% lương của họ.

Đại dịch COVID-19 làm giảm tiền lương trên toàn cầu - Ảnh 1.

Đại dịch COVID-19 làm giảm tiền lương trên toàn cầu. Hình minh họa.

Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder nhận định, sự gia tăng bất bình đẳng do cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng đe dọa sẽ tàn phá nặng nề những thành tựu của nỗ lực xóa đói giảm nghèo và cải thiện tình trạng bất ổn xã hội và kinh tế. 

Theo ông, chiến lược phục hồi cần phải lấy con người làm trung tâm. Các nước cần đưa ra các chính sách tiền lương phù hợp có tính đến tính bền vững của việc làm và doanh nghiệp, đồng thời giải quyết sự bất bình đẳng và duy trì nhu cầu. Để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, các nước cũng phải đối mặt với một số câu hỏi về lý do tại sao những công việc có giá trị xã hội cao như giáo viên và những người chăm sóc lại thường liên quan đến việc trả lương thấp.

Nếu không có trợ cấp, mức lương trung bình bị mất trên tất cả các nhóm việc làm sẽ là 6,5%. Tuy nhiên, trợ cấp lương đã bù đắp cho 40% số tiền này. Ở những quốc gia đã áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để duy trì việc làm, tác động của cuộc khủng hoảng chủ yếu là giảm lương hơn là mất việc làm hàng loạt.

Đại dịch COVID-19 làm giảm tiền lương trên toàn cầu - Ảnh 2.

Báo cáo bao gồm những phân tích về hệ thống tiền lương tối thiểu, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự phục hồi bền vững và công bằng. Mức lương tối thiểu hiện đang được áp dụng ở một số mô hình tại 90% các quốc gia thành viên ILO. Nhưng ngay cả trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, báo cáo cho thấy trên toàn cầu, 266 triệu người - tương đương với 15% tổng số người làm công ăn lương trên toàn thế giới - đã kiếm được ít hơn mức lương tối thiểu mỗi giờ. Phụ nữ chiếm đa số trong số những người lao động có ít hơn mức lương tối thiểu.

Rosalia Vazquez-Alvarez, một trong những tác giả của báo cáo, cho biết mức lương tối thiểu phù hợp có thể bảo vệ người lao động khỏi bị trả lương thấp và giảm bất bình đẳng. Nhưng để đảm bảo chính sách tiền lương tối thiểu có hiệu lực cần có một gói biện pháp tổng thể và bao trùm. Nó có nghĩa là tuân thủ tốt hơn, mở rộng phạm vi bảo hiểm cho nhiều người lao động hơn và đặt mức lương tối thiểu ở mức phù hợp, cập nhật để cho phép mọi người xây dựng cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình của họ. Ở các quốc gia đang phát triển và mới nổi, việc tuân thủ tốt hơn sẽ đòi hỏi người dân phải rời khỏi công việc phi chính thức và chuyển sang khu vực chính thức.

Báo cáo Tiền lương Toàn cầu 2020/2021 cũng xem xét xu hướng tiền lương ở 136 quốc gia trong bốn năm trước đại dịch. Báo cáo cho thấy mức tăng lương thực tế toàn cầu dao động trong khoảng 1,6 - 2,2%. mức lương thực tế tăng nhanh nhất ở châu Á - Thái Bình Dương và Đông Âu, nhưng lại chậm hơn nhiều ở Bắc Mỹ và Bắc, Nam và Tây Âu.

Lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 1/7/2022 Lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 1/7/2022

VTV.vn - Thời điểm cải cách tiền lương sẽ được lùi đến 1/7/2022 thay vì 1/1/2021 như Nghị quyết số 27/NQ-TW về cải cách chính sách tiền lương.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước