Doanh nghiệp thương mại điện tử đi theo mô hình chia sẻ các mặt hàng hiệu giá trị cao đã qua sử dụng. Để đảm bảo quy trình vận hành được thuận lợi nhất cho cả người mua và người bán hàng thông qua sàn, doanh nghiệp phải tổ chức lưu kho hàng hóa để vừa có thể kiểm định chất lượng hàng, vừa đóng vai trò là các điểm giao dịch.
Do hiện nay chưa có quy định rõ ràng đối với doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đã qua sử dụng trong việc lưu kho, nên startup đã chọn cách "đi đường vòng" là làm hợp đồng ký gửi với từng nhà bán hàng để hợp pháp hóa quy trình. Nhưng đại diện startup cũng nhìn thấy trước được cách làm hiện tại sẽ không đáp ứng được khi quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng ra.
Giới luật sư cho rằng, không chỉ dừng ở mức rà soát sửa đổi Nghị định 52 đang quản lý thương mại điện tử hiện nay mà đã đến lúc cần đưa vào Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hướng dẫn cụ thể về kinh tế chia sẻ. Chỉ khi định danh được rõ các loại hình này, mới có đủ cơ sở để quản lý hiệu quả.
Nghiên cứu của Tổ chức tư vấn quốc tế pwc, mô hình kinh tế chia sẻ có thể giúp doanh thu toàn cầu tăng gấp hơn 20 lần sau 10 năm, dự báo đạt mức 335 tỷ USD vào năm 2025. Kinh tế chia sẻ tại Việt Nam cũng đang phát triển nhanh chóng với hàng trăm nghìn người tham gia làm đối tác cho các mô hình này.
Khi thị trường ngày càng lớn thì càng đặt ra yêu cầu về khung pháp lý rõ ràng mới có thể đảm bảo hài hòa lợi ích chung cho thị trường về lâu dài.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!