Bạn có một doanh nghiệp hay chỉ có một công
việc?
Thực
tế, hầu hết các chủ doanh nghiệp đều xuất phát từ các nhà chuyên môn: kỹ sư,
lập trình viên, chuyên viên kinh doanh... Họ làm rất tốt công việc chuyên môn. Vì vậy, họ tin rằng nếu thành lập doanh nghiệp riêng, sẽ có cơ hội tự do làm
công việc yêu thích và kiếm được nhiều tiền hơn.
Nhưng
khi thành lập doanh nghiệp, các nhà chuyên môn thường có khuynh hướng tiếp tục
làm những gì họ giỏi và phớt lờ các yếu tố quan trọng khác của kinh doanh, thiếu
mục tiêu nên quá tải, kiệt sức, cuối cùng là phá sản. Như vậy. Thay
vì sở hữu doanh nghiệp, họ chỉ sở hữu công việc.
Người sáng lập ra doanh nghiệp là doanh
nhân
Đa
số những người bước vào kinh doanh bắt nguồn từ một niềm tin hết sức lãng mạn - người sáng lập ra các doanh nghiệp là doanh nhân, trong khi trên thực tế không
hẳn như vậy.
Chủ
doanh nghiệp phải là người hình dung và hoạch định các chiến lược về nhân sự,
marketing... Họ buộc phải học cách điều hành doanh nghiệp hiệu quả, không phải học cách tự làm các công việc trong doanh nghiệp.
Kinh doanh cái mà mình không biết hoặc
không thích
Nhiều
bạn trẻ khởi nghiệp bằng đam mê với ngành nghề, lĩnh vực bản thân yêu thích
nhưng cũng không ít người bắt đầu kinh doanh theo sở thích hay trào lưu. Nên nhớ,
đừng làm bất cứ điều gì mình không hiểu biết nghiêm túc.
Mục tiêu số 1 là lợi nhuận
Khi
nhắc tới hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta nghĩ tới trước tiên là lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy, doanh nghiệp sẽ đạt được
lợi nhuận khi chất lượng sản phẩm tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
hay đóng góp giá trị cho cộng đồng...
Nếu
hoạt động kinh doanh tạo ra giá trị cho xã hội hay thỏa mãn nhu cầu khách hàng,
thì daonh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh, qua đó tìm được cách tạo ra lợi nhuận.
Còn khi dịch vụ, sản phẩm tồi, doanh nghiệp cũng sẽ hết cơ hội kinh doanh.
Khách hàng sẽ tìm đến với doanh nghiệp
Nhiều
thương hiệu tin tưởng rằng, khách hàng sẽ tìm đến với doanh nghiệp khi họ biết
đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Điều đó chỉ đúng với một số ít khách
hàng, còn lại đa số họ rất lười biếng và bận rộn. Để có khách hàng, doanh nghiệp phải có
chiến lược cho các hoạt động marketing, truyền thông sản phẩm/dịch vụ của mình
tới đông đảo đối tượng.
Kinh
doanh là "cuộc chơi" vô cùng khắc nghiệt, ở đó không có gì là bất
biến. Và những "ngộ nhận" của người làm kinh doanh rất có thể sẽ đẩy
doanh nghiệp đi tới bờ vực thất bại.
Để tránh những rủi ro khi kinh doanh, tại Wake Up – khóa
học chuyên sâu 2 ngày của trainer Phạm Ngọc Anh, học viên có thể có cơ hội tiếp cận với một số cách thức quản lý tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp; cách thức xây dựng
doanh nghiệp hiệu quả.
Wake Up - khóa học chuyên sâu 2 ngày cung cấp kiến thức thực tế về: quản lý tài chính; cách thức đầu tư hiệu quả; khởi tạo công việc kinh doanh với rủi ro thấp nhất; sắp xếp, cân bằng giữa công việc và cuộc sống...
Khóa học dành cho các chủ doanh nghiệp, quản lý cấp cao, cấp trung và các bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp.
Thông tin khóa học xem tại: http://wakeup.vn/?ref=vtv hoặc hotline: 0949 164 906.