Doanh nghiệp bắt tay từ xa để cộng sinh trong mùa dịch

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ bảy, ngày 04/04/2020 12:15 GMT+7

VTV.vn - Giãn cách xã hội là một bối cảnh, là tiền đề cho những phương thức làm việc mới, cho những bắt tay cộng sinh trong mùa dịch.

Những ngành thiết yếu thay đổi nhằm thích ứng giữa thời khó khăn

Ngành ngân hàng "thấm" nhất vai trò của mình những ngày qua. Phải mở cửa, thậm chí, không giới hạn giờ nghỉ để phục vụ tối đa nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp và người dân về tiền mặt và giao dịch, thanh toán.

Trong thời hạn chế đi lại, ngân hàng khuyến khích sử dụng tiện ích trên các sản phẩm ngân hàng điện tử như Mobile banking, Internet banking để giao dịch. Thậm chí, dịch vụ ngồi tại nhà gửi tiết kiệm trực tuyến còn tăng thêm cả lãi suất.

Doanh nghiệp bắt tay từ xa để cộng sinh trong mùa dịch - Ảnh 1.

Chứng khoán cũng không đứng yên. Hoạt động thị trường chính là "sức khỏe", là sống còn của doanh nghiệp, vì vậy, Ủy ban Chứng khoán đề xuất, chứng khoán phải là ngành dịch vụ thiết yếu. Hoạt động thông suốt trên tinh thần thích ứng bằng việc tăng cường giao dịch trực tuyến đồng thời tuân thủ các quy định phòng, chống dịch. Thị trường hồi đáp bằng những phiên tăng điểm liên tiếp.

Phân phối, bán lẻ là bát cơm của người dân cũng là nồi cơm của doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng, hàng hoá siêu thị phải sẵn sàng đầy kệ. Khách không đến thì đem cả siêu thị đến nhà bằng đẩy mạnh kênh trực tuyến và lực lượng hậu cần.

Hiện tại, doanh nghiệp không thể đứng yên chờ tia sáng ở cuối đường hầm được nữa, vì dự báo về đại dịch là không thể đoán định. Vì vậy, chỉ còn cách dồn hết sức mình để thích ứng với bóng tối ngay trong đường hầm.

Không ai nghĩ có ngày, các hãng sản xuất ô tô lớn như Ford, General Motors, Tesla cùng cam kết tận dụng hệ thống nhà máy đang tê liệt để sản xuất thứ vũ khí quan trọng nhất trong trận chiến COVID-19 là máy thở. Đây là thời điểm, những ông lớn cần hy sinh lợi ích riêng để phục vụ cho mục tiêu chung của thế giới.

Những ông lớn chuyển đổi sản xuất phục vụ thiết bị chống dịch

Ford hay GM bắt tay cùng các hãng thiết bị y tế, biến dây chuyền ô tô thành dây chuyền máy trợ thở. Ông lớn ngành rượu Bacardi chuyển sang pha chế cồn và nước rửa tay sát khuẩn. Những công nhân ngày thường may túi xách hiệu Chanel hay Dior, giờ lại may khẩu trang y tế.

Đó chỉ là một vài tên tuổi đã nhanh chóng chuyển hướng sản xuất phục vụ chống dịch COVID-19. Không chỉ nhằm hỗ trợ cộng đồng,đây cũng là bước chuyển đổi nhanh nhạy nhằm thích ứng với giai đoạn này, khi dịch lan rộng khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, trong khi các sản phẩm y tế lại cháy hàng.

Doanh nghiệp bắt tay từ xa để cộng sinh trong mùa dịch - Ảnh 2.

Với nhiều doanh nghiệp khác, dịch COVID-19 lại là cơ hội để nhìn nhận lại mô hình kinh doanh, nhất là chuỗi cung ứng từ Trung Quốc - vốn rơi vào đình trệ trong giai đoạn dịch bùng phát mạnh ở nước này 2 tháng đầu năm. Trong tháng 3, Google hay Microsoft đã quyết định đẩy nhanh việc mở các dây chuyền thiết bị di động mới tại Đông Nam Á.

COVID-19 cùng các biện pháp đóng cửa mạnh tay chống dịch cũng tạo ra thời cơ bất ngờ với một số doanh nghiệp. Các tên tuổi bán lẻ hàng đầu của Mỹ như Amazon, Walmart hay Target đều thông báo tuyển dụng thêm nhân viên trong mảng kho vận và giao hàng khi số đơn hàng online tăng vọt - đáp ứng những nhu cầu từ hàng triệu người đang phải ở trong nhà, học tập hay làm việc qua các công cụ từ xa.

Tự động hóa đảm bảo hoạt động của quá trình sản xuất

Đặc điểm chung của những doanh nghiệp nhanh chân thích nghi ở trên là đều vận hành một phần hoặc phần lớn bởi robot. Việc áp dụng tự động hóa trong những năm qua đang thể hiện hiệu quả rõ rệt trong mùa dịch. Nhờ tự động hóa, các đơn hàng phần nào được đáp ứng, thậm chí vẫn có thể gia tăng sản xuất. Ứng dụng tự động hóa nổi bật nhất là ngành giao nhận. Những hình ảnh robot tự động giao hàng không còn là chuyện gây tò mò ở Trung Quốc hay ở Mỹ.

Nhiều doanh nghiệp bưu chính, thực phẩm, bán lẻ cũng đã giao thư, đồ tiêu dùng, thức ăn đến tận cửa nhà cho khách hàng nhờ robot. Các nhà máy sản xuất ô tô, kính cường lực cũng sử dụng máy móc cho những công việc khó mà vẫn đảm bảo sản xuất trong mùa dịch.

Với những ngành nghề khác hay những doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn, lần thích nghi với dịch này rất có thể là một bước thay đổi, định hình hẳn lại cách làm việc của tương lai.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động rơi vào tình cảnh khó khăn do dịch COVID-19 Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động rơi vào tình cảnh khó khăn do dịch COVID-19

VTV.vn - Sự bùng phát và những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã khiến nhiều đơn hàng tuyển dụng lao động của các đối tác nước ngoài bị đình trệ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước