Doanh nghiệp cơ khí nước ngoài lạc quan với thị trường Việt Nam

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 05/07/2018 10:58 GMT+7

VTV.vn -80% thị trường máy cơ khí chính xác của Việt Nam thuộc về DN nước ngoài. Gương mặt chính của thị trường ngoài DN Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) đã xuất hiện thêm Nhật Bản.

Chuyên sản xuất những linh kiện cho các loại máy photocopy hay tủ lạnh, Công ty TNHH Saigon Allied Technologies của ông Hồ Văn Phát nhiều lần gặp phải phản hồi của khách hàng về việc mẫu hàng dính vân tay của công nhân hay tỷ lệ phế phẩm cao do lỗi vết bẩn.

Ông Phát nói: "Khi khách hàng phản ánh tại sao sản phẩm bị rỉ sét, chúng tôi sẽ tìm nguyên nhân để loại bỏ ngay tại nhà máy".

Ông Osamu Hata - Công ty NMC, Nhật Bản - lần đầu tiền từ Tokyo sang TP.HCM, mục đích là quảng bá sản phẩm ở thị trường mới nhưng hiệu quả chuyến đi còn vượt xa hơn kì vọng.

"Gặp nhiều đối tác Việt Nam là hoàn toàn bất ngờ. Trước kia, khách hàng của chúng tôi chủ yếu là những công ty chuyên cắt khuôn, cắt dây tia lửa điện cần tẩy rửa máy móc rỉ sét, tuy nhiên đến Việt Nam có nhiều doanh nghiệp thậm chí làm những sản phẩm chi tiết nhỏ cũng có nhu cầu này. Nhiều khách hàng còn hỏi có mẫu thử không để họ kiểm tra ngay, tất cả đều ngoài sức tưởng tượng", ông Osamu Hata nói.

Doanh nghiệp cơ khí nước ngoài lạc quan với thị trường Việt Nam - Ảnh 1.

Tính đến tháng 4/2018, chế biến - chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất.

Công ty của ông Ushiyama đã mở đại lý tại Việt Nam từ lâu, mỗi năm doanh thu tăng khoảng 40% nhưng chủ yếu chỉ là doanh nghiệp Nhật Bản đang sản xuất tại Việt Nam. Mục tiêu đến Việt Nam lần này của ông là mở rộng khách hàng và tăng trưởng doanh thu.

"Chúng tôi rất lạc quan và không lo lắng lắm về vấn đề cạnh tranh tại Việt Nam vì công nghệ là có một không hai", ông Seiji Ushiyama - Công ty Shinko Denshi - Nhật Bản nói.

Ông Takimoto Koji - Trưởng Đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản tại TP.HCM nói: "Trước đây thị trường chế tạo sản xuất ở Việt Nam hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng bởi giá nhân công rẻ. Những doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam trong quá khứ cũng nhấn mạnh điều này tuy nhiên hiện thị trường Việt Nam giá nhân công cũng cao, nên xu hướng mới hiện nay là chúng tôi tạo ra các loại máy thay được hàng chục công nhân để đạt năng suất, hiệu quả cao".

Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 4/2018, chế biến chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất với hơn 186 tỷ USD, chiếm hơn 58 % tổng vốn đầu tư. Tăng trưởng kinh tế ổn định và dân số vàng là các yếu tố biến Việt Nam trở thành "thỏi nam châm" trong mắt doanh nghiệp cơ khí nước ngoài.

Doanh nghiệp cơ khí tìm kiếm thị trường xuất khẩu Doanh nghiệp cơ khí tìm kiếm thị trường xuất khẩu

VTV.vn - Hiện đã xuất hiện một số doanh nghiệp cơ khí nhỏ và vừa đã tìm được thị trường xuất khẩu để có đầu ra ổn định.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước