19 tỉnh, thành phía Nam và TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách theo nguyên tắc Chỉ thị 16, phòng chống dịch COVID-19, đã khiến hoạt động sản xuất, cung ứng nguyên liệu gặp khó, đặc biệt trong ngành dệt may.
Công ty 10 đang có 500 nhà cung ứng nguyên vật liệu cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã khiến các đối tác của doanh nghiệp chậm cung ứng, khiến cho các đơn hàng xuất khẩu quý III có nguy cơ bị chậm.
Chuỗi cung ứng dệt may bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh minh họa - Dân trí.
Với công ty TNHH May Tinh Lợi, mặc dù đã chủ động tìm nhà cung cấp mới để kịp sản xuất, họ lại gặp phải vấn đề khó khăn trong vận chuyển hàng hóa ra cảng để xuất khẩu.
Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng đa số các doanh nghiệp trong ngành dệt may, bằng cách này, cách khác vẫn cố gắng ổn định sản xuất xuất khẩu.
5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ. Bộ Công Thương dự báo trong những tháng cuối năm 2021, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới có thể khiến chuỗi cung ứng hàng hóa bị trở ngại.
Dệt may “đói” lao động VTV.vn - Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quý III năm nay. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này lại đối mặt với nỗi lo mới, đó là thiếu lao động cho sản xuất. | Dệt may làm không hết việc VTV.vn - Theo Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng hết quý III và cả năm. Các doanh nghiệp ghi nhận lượng đơn hàng tăng 15 - 20% so với cùng kỳ. | Thuế nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp dệt may "than khó" VTV.vn - Doanh nghiệp đã gặp khó khi phải bố trí một lượng tiền lớn để nộp thuế trước, sau khi sản phẩm xuất khẩu xong lại phải bỏ nhiều thời gian để hoàn thuế. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!