Thậm chí, một vài chủ đầu tư được cho là đang đàm phán các thương vụ với mức giá cao kỷ lục. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là trong sự sôi động này, các doanh nghiệp trong nước sẽ tận dụng ra sao. Bởi theo số liệu, các năm trước đây, hoạt động M&A chủ yếu đến từ các doanh nghiệp trong nước, nhưng từ cuối năm 2022 đến nay, chứng kiến sự góp mặt của nhiều tên tuổi mới. Trong đó số lượng doanh nghiệp ngoại tăng lên đáng kể.
Là đơn vị chuyên thực hiện các giao dịch, thẩm định các thương vụ M&A, đại diện KPMG đánh giá, các chủ đầu tư hiện vẫn còn định giá dự án ở mức quá cao. Điều này sẽ khó tìm được mục tiêu phù hợp với nhu cầu, khẩu vị rủi ro từ các nhà đầu tư.
"Khi có đàm phán về giá thì có thể nhà đầu tư trong nước, các bên bán cũng nên chú ý giai đoạn này không phải là giai đoạn kéo dài đàm phán để được giá tốt nhất mà có thể là vấn đề thời gian sẽ quyết định. Bởi vì nhà đầu tư nước ngoài hoặc bên mua có tương đối nhiều lựa chọn", ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng Giám đốc KPMG Việt Nam, cho biết.
(Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Còn theo khảo sát từ Deloitte, giai đoạn 2015 - 2022, sân chơi M&A chủ yếu là các nhà tư trong nước, rất ít cơ hội cho vốn ngoại. Do đó, thời điểm này sẽ dành cho họ muốn xâm nhập thị trường, đặc biệt là các quỹ đất có pháp lý sạch. Đây cũng là thách thức không nhỏ cho các chủ đầu tư trong nước nếu muốn đẩy nhanh các thương vụ.
"Từ trước đến giờ, cái khó nhất ở thị trường Việt Nam để thực hiện giao dịch chủ yếu là các vấn đề liên quan đến pháp lý. Đây cơ là cơ hội. Đối với bên bán đi, trải qua giai đoạn vừa qua, nhiều nhà đầu tư cũng gặp những khó khăn nhất định về mặt tài chính. Đây chính là cơ hội để họ làm sạch bảng cân đối và tạo ra các thanh khoản để tiếp tục các dự án hiện tại", ông Lê Viết Anh Phong, Phó Tổng Giám đốc Công ty Deloitte Việt Nam, đánh giá.
"Họ nên tập trung vào một số thương vụ thay vì tập trung vào nhiều thương vụ như trước, tức là chỉ 1 - 2 thương vụ, chỉ để hoàn thiện pháp lý, để làm sao đẩy nhanh tiến độ", ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, nêu quan điểm.
Các chuyên gia nhận định, các bước định giá, kiểm tra pháp lý, năng lực triển khai và khả năng tạo được dòng tiền từ dự án sẽ mất nhiều thời gian để đàm phán mới đưa ra kết quả cuối cùng. Do đó, những thương vụ quy mô lớn có thể sẽ được công bố vào giữa năm nay. Đồng thời, với sự ra đời Luật Đất đai (sửa đổi), chính sách hỗ trợ… được dự báo sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản vào năm 2024.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!