Du lịch ''mua trước, trả sau" góp phần thúc đẩy kinh tế số

Đ.H-Thứ tư, ngày 13/12/2023 07:32 GMT+7

VTV.vn - Một số nền tảng du lịch bắt đầu cung cấp dịch vụ "mua trước, trả sau" nhằm tăng trải nghiệm cho người dùng, kích thích chi tiêu du lịch và góp phần thúc đẩy du lịch số.

Theo thống kê của Công ty Nghiên cứu thị trường Research & Market, phương thức thanh toán "Mua trước, trả sau" tại Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng kép hằng năm khoảng 31,1% trong giai đoạn 2023-2028. Tổng giá trị hàng hóa mua trước-trả sau trong nước sẽ tăng từ 1,5 tỉ USD vào năm 2022 lên 9,1 tỉ USD vào năm 2028. Với tiềm năng lớn này, những doanh nghiệp tiên phong sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, thị phần của mình.

Du lịch mua trước, trả sau góp phần thúc đẩy kinh tế số - Ảnh 1.

Mua trước, trả sau đang đạt mức tăng trưởng kép tại Việt Nam.

Traveloka - nền tảng du lịch phổ biến tại Đông Nam Á đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế số tại Việt Nam đang hấp dẫn mạnh mẽ các ứng dụng du lịch số trên thị trường. Ứng dụng này cho biết đã bắt đầu triển khai các sản phẩm du lịch số tại Việt Nam, hướng tới mang lại cho người tiêu dùng, đặc biệt là những người trẻ những trải nghiệm du lịch mới, lên kế hoạch du lịch mua sắm hợp lý trên cùng một nền tảng. 

Để thực hiện kế hoạch tăng trưởng du lịch số, ứng dụng cho biết vừa hợp tác đưa ra sản phẩm "mua trước, trả sau", nền tảng này đánh giá đây một ví dụ điển hình cho những nỗ lực để theo kịp xu hướng phát triển phát triển du lịch số bởi thông qua dịch vụ này, những người đam mê du lịch có thể tìm kiếm địa điểm du lịch, tìm kiếm vé máy bay, khách sạn… với hình thức "mua trước, trả sau" để tối ưu hiệu quả và chi phí du lịch.

"Hoạt động này cho phép chúng tôi mở rộng dịch vụ du lịch tới nhiều khách hàng hơn, giúp nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam có thể tiếp cận đến du lịch nhiều hơn. Không chỉ vậy, sáng kiến này đánh dấu một bước then chốt trong quá trình chuyển đổi số của ngành du lịch Việt Nam – đáp ứng nhu cầu của những khách hàng trẻ am hiểu công nghệ, mong muốn khám phá thế giới một cách thoải mái và thuận tiện trong tầm tay", ông Caesar Indra, Chủ tịch Traveloka cho biết.

Theo Báo cáo Kinh tế khu vực Đông Nam Á mới nhất 2023, nền kinh tế số của Việt Nam dự báo năm 2025 sẽ đạt 45 tỉ USD, trong đó, du lịch trực tuyến chiếm 15%. Việc có thêm các sản phẩm dịch vụ du lịch số thể hiện lợi thế công nghệ cũng như khả năng tiếp nhận thị trường của các doanh nghiệp, gia tăng trải nghiệm cho người dùng cũ và thu hút thêm người dùng tiêu dùng mới.

6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong GDP liên tục tăng, đạt xấp xỉ 15%. Con số này cao hơn mức đóng góp 14,26% trong cả năm 2022. Sự tăng trưởng cho thấy sức lan tỏa của các dịch vụ kinh tế số mới xuất hiện, trong đó bao gồm các dịch vụ du lịch.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước