Đặt tour đi Hàn Quốc qua mạng, nhưng rồi các thủ tục thì anh Đinh Thành Quang (Thành phố Vinh, Nghệ An) vẫn phải đi từ Vinh ra công ty lữ hành để xác thực thông tin và thanh toán. Đổi lại, doanh nghiệp vẫn phải duy trì đội ngũ tư vấn khiến tăng chi phí. Đây là một trong số những rào cản khiến du lịch trực tuyến ở Việt Nam chưa thực sự kết nối trọn vẹn với khách hàng.
Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp du lịch, 100% các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm sử dụng Internet trong hoạt động quảng cáo và kinh doanh. Tuy nhiên, việc đầu tư mới chỉ nửa vời, tốc độ kết nối kém, thông tin còn nghèo và chưa theo kịp nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế, 80% doanh thu du lịch trực tuyến hiện vẫn là các trang mạng nước ngoài như Agoda, booking.com hay Traveloka nắm giữ.
Cũng theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, sở dĩ du lịch trực tuyến còn chậm phát triển vì hành lang pháp lý chưa hoàn thiện. Đồng thơi, chưa có chính sách khuyến khích du lịch trực tuyến phát triển.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!