Trước vụ bê bối của Ngân hàng UBS, một tên tuổi lớn khác của ngành ngân hàng Thụy Sĩ là Credit Suisse đã bị giới chức 5 nước điều tra năm 2017 với cáo buộc mở hàng chục nghìn tài khoản, giúp trốn thuế cho hơn 350 người.
Chỉ vài ngày trước, chi nhánh tại châu Âu của ngân hàng Citi đã bị ngân hàng Trung ương Ireland phạt 1,3 triệu Euro do các vi phạm về cho vay. Đặc biệt, vụ bê bối rửa tiền mới đây tại Ngân hàng Danske lớn nhất Đan Mạch, đã khiến Hội nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính EU vừa qua phải xem xét lại vấn đề chống nạn rửa tiền.
Tăng cường quyền lực và nguồn tài chính cho cơ quan ngân hàng châu Âu EBA thay vì phụ thuộc vào Chính phủ các nước thành viên như hiện nay đang là một đề xuất được giới chức EU nhấn mạnh.
Ông Valdis Dombrovskis - Cao ủy phụ trách tài chính EU - cho biết: "Từ các vụ việc bê bối vừa qua, có thể thấy rằng vẫn còn hàng loạt lỗ hổng tồn tại trong hệ thống giám sát giới ngân hàng tại châu Âu. Việc nâng cao quyền hạn của EBA cũng sẽ giúp mở rộng hợp tác giữa các cơ quan giám sát khác nhau và đảm bảo quy định về ngân hàng được thực thi trên toàn khối".
Từ sau vụ Hồ sơ Panama, một "danh sách đen" các thiên đường thuế trên toàn cầu cũng đã được chuẩn bị và chính thức hiện thực hóa vào đầu năm nay với nhiều cái tên vốn gây nhức nhối từ lâu như quần đảo Virgin thuộc Anh hay Bahamas.
Bản danh sách này cùng việc chia sẻ thông tin chủ tài khoản đang được kỳ vọng sẽ tạo môi trường minh bạch cho hệ thống ngân hàng và càng cho phép EU có thể dễ dàng hơn trong việc ứng phó với những bê bối tương tự UBS hay Danske.
Nhiều ngân hàng châu Âu dính vòng lao lý VTV.vn - Sau ngân hàng UBS của Thụy Sĩ, một loạt các ngân hàng khác của châu Âu đã vướng vào vòng lao lý. Đó là Citibank Europe của Ireland và ngân hàng Danske tại Đan Mạch.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!