FDI “xanh” - Cơ hội nâng chất lượng vốn vùng Tây Nam Bộ

VTV Digital-Thứ năm, ngày 27/10/2022 11:03 GMT+7

VTV.vn - ĐBSCL có những lợi thế riêng để thu hút dòng vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh, đặc biệt ở các lĩnh vực như nông nghiệp tuần hoàn, năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo..

Số liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua 9 tháng năm nay cho thấy khu vực ĐBSCL có 3 địa phương ghi nhận tổng vốn đăng ký trên 100 triệu USD. Tuy so với các vùng khác ở nước ta con số này vẫn còn khiêm tốn, tuy nhiên điểm đáng chú ý là đã có nhiều dự án thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với công nghệ cao, sử dụng năng lượng tái tạo chọn khu vực ĐBSCL làm "bến đỗ", hứa hẹn mở ra một dòng vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh tại miền Tây.

Một nhà máy được doanh nghiệp Đan Mạch đầu tư 17 triệu USD vừa đi vào hoạt động tại An Giang. Bên trong, các khâu sản xuất được đầu tư máy móc hiện đại để làm ra các sản phẩm may mặc có giá trị gia tăng gấp 3 - 4 lần, tạo điều kiện để trả lương cao hơn mức trung bình cho người lao động. Bên ngoài là các hệ thống thu gom, tái sử dụng nước mưa, nước thải và điện mặt trời để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời đang được nhà máy đầu tư xây dựng, khi được vận hành nó có thể đáp ứng được hơn 70% nhu cầu sử dụng điện của nhà máy. Từ đó doanh nghiệp ước tính có thể giảm phát thải khoảng 1.600 tấn CO2 mỗi năm, tương ứng với hơn 70.000 cây xanh được trồng.

FDI “xanh” - Cơ hội nâng chất lượng vốn vùng Tây Nam Bộ - Ảnh 1.

ĐBSCL có những lợi thế riêng để thu hút dòng vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh, đặc biệt ở các lĩnh vực như nông nghiệp tuần hoàn, năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo... Ảnh minh họa.

Doanh nghiệp cho biết, khu vực ĐBSCL đang có lợi thế về nguồn nhân lực. Hàng trăm nghìn người lao động trong đó có tay nghề, nhiều kinh nghiệm đã chọn ở lại quê hương sau khi dịch chuyển từ các tỉnh Đông Nam Bộ vì đại dịch.

Theo chính quyền tỉnh An Giang, ĐBSCL có những lợi thế riêng để thu hút dòng vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh, đặc biệt ở các lĩnh vực như nông nghiệp tuần hoàn, năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo...

Hiện nay khu vực ĐBSCL chỉ xếp thứ 4 trên 6 vùng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân lớn là do hạ tầng giao thông ở khu vực thiếu và yếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Đây cũng là điểm nghẽn mà Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo để sớm tháo gỡ trong thời gian tới.

Vốn FDI xanh hướng mạnh vào Việt Nam Vốn FDI xanh hướng mạnh vào Việt Nam

VTV.vn - Theo các nhà đầu tư nước ngoài, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, nên dòng vốn FDI mới theo hướng "xanh", phục vụ phát triển bền vững đang hướng mạnh vào Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước