Fitch cảnh báo hạ bậc xếp hạng của hàng chục ngân hàng Mỹ, chứng khoán châu Á mất điểm

Thùy An-Thứ tư, ngày 16/08/2023 10:22 GMT+7

VTV.vn - Việc Fitch lên tiếng cảnh báo hạ bậc xếp hạng của hàng chục ngân hàng Mỹ đã tác động tới thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương sáng nay.

Tại Mỹ, cổ phiếu của JPMorgan Chase và Wells Fargo giảm 2% trong khi Bank of America giảm 3, sau khi Fitch cảnh báo có thể sẽ hạ xếp hạng tín dụng của hàng chục ngân hàng Mỹ, trong đó có JPMorgan Chase.

Tuần trước, Moody's đã hạ một bậc tín nhiệm đối với 10 ngân hàng Mỹ và đưa một số ngân hàng lớn khác vào diện xem xét hạ tín nhiệm.

Trong số các ngân hàng bị hạ bậc tín nhiệm có M&T Bank, Pinnacle Financial Partners, Prosperity Bank và Tập đoàn tài chính BOK, trong khi các ngân hàng bị đưa vào diện xem xét hạ tín nhiệm là BNY Mellon, US Bancorp, State Street và Truist Financial.

Moody's cho rằng kết quả kinh doanh của nhiều ngân hàng trong quý 2 vừa qua cho thấy việc áp lực lợi nhuận ngày càng tăng sẽ làm giảm khả năng tạo vốn nội bộ.

Sán nay, tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm  1,08% và chỉ số Topix giảm 0,97%, bất chấp tâm lý kinh doanh được cải thiện khi số liệu về kinh tế xứ sở hoa anh đào trong tháng 7 được công bố.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc, trở lại sau kỳ nghỉ lễ, giảm 1,19%, trong khi Kosdaq giảm nhiều hơn,  1,27%.

Tại Úc, chỉ số S&P/ASX 200 mất 1,3%. Đây là ngày giảm thứ ba trong bốn ngày gần đây.

Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 0,87% trong khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục chứng kiến chỉ số CSI 300 giảm 0,42%.

Đêm qua tại Hoa Kỳ, cả ba chỉ số chính đều mất điểm, S&P 500 giảm 1,16% và kết thúc phiên giao dịch dưới mức trung bình động 50 ngày, Nasdaq Composite giảm 1,14% và Dow Jones giảm 1,02% .

Tâm lý kinh doanh của các DN Nhật tăng trong tháng 7

Theo khảo sát của Reuters, tâm lý kinh doanh của các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đã tăng lên trong tháng 7. Chỉ số của lĩnh vực sản xuất đã tăng lên +12 từ con số +3 trong tháng 6, trong khi chỉ số phi sản xuất cho thấy mức +32, tăng từ con số +23 của tháng trước.

Kết quả khả quan được đưa ra sau khi Nhật Bản báo cáo mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trong quý II cao hơn dự kiến.

Cụ thể, số liệu sơ bộ về GDP quý II từ tháng 4 đến tháng 6, do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 15/8 cho thấy, GDP thực tế của Nhật Bản đã tăng 6% so với quý trước đó, đánh dấu quý thứ ba liên tiếp tăng trưởng dương.

Tốc độ tăng trưởng GDP vượt dự kiến của Nhật Bản nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực xuất khẩu. Xuất khẩu đã tăng 3,2% so với quý trước, chủ yếu là ô tô sau khi tình trạng hạn chế chuỗi cung ứng đã giảm.

Ngoài ra, du lịch tăng trưởng mạnh sau dịch COVID-19 đã thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng của khách du dịch nước ngoài.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước