Theo CNN, giá dầu đã giảm tới 13% trong nhiều tuần gần đây, xuống dưới ngưỡng 46 USD/thùng, thông tin về việc có thể gia hạn cắt giảm sản lượng của OPEC đã giúp giá dầu tăng nhẹ trở lại. Tuy nhiên, việc các nhà sản xuất dầu của Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng sản lượng khiến các chuyên gia dự báo, nếu có quyết định gia hạn thì cũng không đủ để duy trì giá, chứ chưa nói đến việc đẩy giá dầu lên cao. Chính vì vậy, OPEC và các nước xuất khẩu dầu lớn khác phải đứng trước nhiều lựa chọn.
Lựa chọn đầu tiên là phải cắt giảm mạnh tay hơn. OPEC và các nước đã thỏa thuận cắt giảm sản lượng chỉ khi giá dầu xuống mức 26 USD/thùng vào năm 2016. Tuy nhiên, việc Mỹ đã tăng gấp đôi số lượng các giàn khoan hoạt động trong năm qua. Đồng thời, các nhà phân tích tại UBS ước tính rằng các nhà sản xuất Mỹ vẫn có thể kiếm tiền miễn là giá dầu trên 40 USD/thùng. Cho nên, việc cắt giảm mạnh tay để đẩy giá dầu lên lại càng khiến Mỹ sản xuất nhiều hơn.
Lựa chọn thứ hai là cạnh tranh với Mỹ. Theo đó, các nước OPEC sẽ đảo ngược quá trình, cùng sản xuất dầu để đẩy lùi nhà sản xuất Mỹ, mà không quan tâm đến giá. Song trước đây, khi Saudi Arabia dẫn đầu OPEC gia tăng sản lượng đã dẫn đến việc các nhà sản xuất dầu của Mỹ không hoạt động được nhưng cũng đã làm ảnh hưởng tai hại đến ngân sách của các quốc gia sản xuất dầu khác. Chính vì vậy, lựa chọn này khó có thể khả thi. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những phân tích. Các nước trong và ngoài OPEC dự kiến sẽ có quyết định về việc này trong cuộc gặp vào ngày 25/5 tới tại Vienna (Áo).
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!