Ảnh minh họa.
Trong một bài đăng trên Telegram vào ngày 1/1/2025, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Ukraine hy vọng nguồn cung khí đốt từ Mỹ và các nhà sản xuất khác sang châu Âu gia tăng sẽ giúp giá khí đốt ổn định hơn.
Trước đó, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu do ảnh hưởng của cuộc xung đột xảy ra vào tháng 2/2022 tại Ukraine đã khiến giá LNG ở thị trường châu Âu và thị trường thế giới tăng mạnh.
Giám đốc điều hành Scott Darling tại Haitong International Securities cho biết, nguồn cung cho thị trường LNG sẽ thu hẹp hơn trong năm 2025 và có thể sang năm 2026 tình hình sẽ khó khăn hơn. Giám đốc điều hành Scott Darling dự đoán nguồn cung LNG đang thu hẹp và giá LNG có thể tăng mạnh trong năm 2025 và 2026.
Ngày 1/1/2015, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine, khi thỏa thuận quá cảnh 5 năm giữa hai nước hết hạn. Trước đó, mặc dù đang có xung đột với Nga, nhưng Ukraine vẫn cho phép khí đốt Nga quá cảnh tới châu Âu theo thỏa thuận ký tháng 12/2019.
Nga từng cung cấp gần một nửa lượng khí đốt cho Liên minh châu Âu, nhưng châu Âu đã giảm dần việc phụ thuộc vào khí đốt Nga. EU đã chuyển sang các nguồn cung thay thế từ Qatar và Mỹ. Nỗ lực này khiến Gazprom ghi nhận khoản lỗ lên tới 7 tỷ USD (6,73 tỷ euro) vào 2022, lần đầu tiên sau hơn 25 năm.
Tuy nhiên, vài thành viên EU ở phía đông vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn cung Nga. Austria và Slovakia vẫn chi tổng cộng khoảng 5 tỷ euro để mua. Một số quốc gia châu Âu khác ngoài EU như Moldova đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn khi đường ống qua Ukraine dừng hoạt động.
Dù đã chuẩn bị và nỗ lực thay thế khí đốt Nga, châu Âu vẫn đang cảm nhận rõ rệt tác động. Giá năng lượng tăng cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cạnh tranh công nghiệp của lục địa này so với Mỹ và Trung Quốc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!