Giá phân bón liên tục “leo thang”

VTV Digital-Thứ ba, ngày 16/03/2021 05:59 GMT+7

VTV.vn - Hiện nhiều loại giá phân bón ở khu vực các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng mạnh, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ tháng 11/2020 đến nay giá nhiều loại phân bón tăng cao.

Cụ thể, giá phân DAP tăng 900 đồng/kg từ 8.600 đồng/kg lên 9.500 đồng/kg (tăng 10,5%), giá Ure tăng 1.500 đồng/kg từ 7.100 đồng/kg lên 8.600 đồng/kg (tăng 21,1%), giá phân lân biến động nhẹ như lân nung chảy tăng 50 đồng/kg từ 2.600 đồng/kg lên 2.650 đồng/kg (tăng 1,9%)…

Lý giải về nguyên nhân giá phân bón thời gian qua liên tục "leo thang", Cục BVTV cho biết, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón như: khí NH3, lưu huỳnh, cùng với giá dầu, chi phí vận chuyển tăng dẫn đến giá thành sản xuất tăng khiến giá các loại phân urê, DAP, Kali trên thế giới cũng như thị trường trong nước tăng theo.

Giá phân bón liên tục “leo thang” - Ảnh 1.

Giá phân bón thời gian qua liên tục tăng vọt. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Sau Tết Nguyên đán 2021, giá nhiều loại phân bón như DAP, urê, NPK... tiếp tục tăng thêm từ 30.000 - 130.000 đồng/bao, loại 50kg, và hiện đang ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Theo các đại lý bán vật tư nông nghiệp, giá phân bón tăng mạnh là do ảnh hưởng bởi giá phân bón thế giới tăng, các chi phí sản xuất đầu vào và nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước tăng.

Bên cạnh đó, dịch COVID-19 đã làm cho việc nhập khẩu một số loại phân bón gặp khó cũng góp phần đẩy giá nhích lên, nhất là đối với phân bón DAP và urê.

Nhiều địa phương hiện đang lo ngại giá phân bón sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, kéo theo đó, tình trạng khan hiếm phân bón có thể xảy ra, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ Hè Thu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Các chuyên gia nhận định, giá lúa Đông Xuân sớm 2020 - 2021 đang được nông dân thu hoạch trúng mùa, trúng giá và thu được lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Những tưởng niềm vui này sẽ còn kéo dài để làm động cơ cho bà con sản xuất tiếp vụ lúa Hè Thu 2021. Tuy nhiên, khi tiếp tục đầu tư mua vật tư phân bón để sản xuất vụ lúa Hè Thu, niềm vui trúng mùa, trúng giá của bà con nhanh chóng vụt tắt, thay vào đó là sự lo lắng.

Trong khi đó, giá lúa Hè Thu tới có còn giữ được ở mức cao đến khi thu hoạch như hiện nay không, trong khi chi phí đầu tư mua phân bón đã tăng lên gấp từ 1,2 - 1,5 lần. Đó là chưa kể nông dân còn phải đối phó với tình hình khô hạn và xâm nhập mặn nhiều khả năng sẽ diễn ra gay gắt ngay trong mùa khô này.

Áp thuế tự vệ phân bón nhập khẩu: Nhiều ý kiến trái chiều! Áp thuế tự vệ phân bón nhập khẩu: Nhiều ý kiến trái chiều!

VTV.vn - Giá nhiều loại phân bón đang tăng cao, trong đó tăng mạnh nhất phân DAP, với mức tăng lên đến 50%.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước