Ngũ cốc phấn hoa Gia Lai, na Mai Sơn, Sơn La... nhiều sản phẩm sạch, an toàn đã được giới thiệu tới người tiêu dùng Thủ đô. Theo ước tính, dư địa tiêu dùng của Hà Nội còn rất lớn, bởi hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng trên địa bàn chỉ đáp ứng được hơn 50% nhu cầu của người dân.
"Đến với chương trình kết nối, tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội, chúng tôi rất mừng, bởi thông qua chương trình này chúng tôi đã tiếp xúc được với các nhà phân phối và cũng kết nối được với các tỉnh bạn để phát triển sản phẩm của mình mạnh hơn. Nhiều người tiêu dùng biết đến chúng tôi hơn", anh Đào Duy Hiệp, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, chia sẻ.
Theo kế hoạch từ nay đến cuối năm, nhiều hoạt động kết nối tiêu thụ các sản phẩm, thực phẩm an toàn sẽ được triển khai trên quy mô toàn quốc.
Báo cáo của ngành Công Thương cho thấy, năm nay mức tiêu thụ nội địa giảm tới 40% so với trước. Thay vì quy luật hàng năm chỉ đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất trên địa bàn, năm nay, hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm, thực phẩm an toàn đến từ nhiều địa phương trên cả nước đã được triển khai.
"Khi Hà Nội thực hiện việc kết nối cung cầu để bình ổn thị trường, cơ hội đầu tiên là dành cho các doanh nghiệp có các sản phẩm đảm bảo yêu cầu về chất lượng, đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm", bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết.
Theo báo cáo của ngành Công Thương, năm nay mức tiêu thụ nội địa giảm tới 40% so với trước. (Ảnh minh họa)
Theo kế hoạch từ nay đến cuối năm, nhiều hoạt động kết nối tiêu thụ các sản phẩm, thực phẩm an toàn sẽ được triển khai trên quy mô toàn quốc. Với các giải pháp này, kỳ vọng sẽ đảm bảo cân đối cung cầu, cũng như nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 20%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!