Cashback - Ngành công nghiệp trị giá hàng triệu USD.
Ở thời điểm ban đầu, cashback chỉ giống như một chiêu thức khuyến mãi của các nhà bán lẻ. Tuy vậy, cùng với thời gian, mô hình mua sắm hoàn tiền hay cashback đã dần trở thành một ngành công nghiệp thay vì chỉ một hình thức khuyến mãi đơn thuần.
Đã có rất nhiều công ty, doanh nghiệp sử dụng hình thức này nhằm giữ chân khách hàng và tạo nên hệ thống khách hàng thân thiết dài lâu của mình. Ví dụ như Grab, có hình thức tích điểm cho người dùng sau mỗi chuyến đi, số điểm này được hoàn lại dựa trên phần % giá trị chuyến đi, người dùng có thể dùng điểm này đổi thành các sản phẩm, dịch vụ khác.
Thực tế cho thấy, ngành công nghiệp hoàn tiền hiện đang có tốc độ phát triển nhanh chóng mặt. Theo một báo cáo của Douglas G Hall, doanh thu toàn thị trường của mô hình kinh tế cashback đã tăng từ 84 tỷ USD năm 2015 lên thành 108 tỷ USD vào năm 2020. Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp này cũng tăng vọt, từ 235 công ty lên thành 450 công ty trong cùng thời điểm đó.
Ngành công nghiệp này hoạt động như thế nào?
Về cơ bản, các công ty hoạt động theo mô hình cashback sẽ làm nhiệm vụ kết nối giữa người mua và người bán. Thông qua nền tảng (website, ứng dụng) của các doanh nghiệp phát hành ứng dụng, người mua có thể tìm thấy sản phẩm mình muốn đi kèm với tỷ lệ hoàn tiền nhất định.
Sau khi người dùng thực hiện hành động mua hàng, nhà bán lẻ sẽ trích hoa hồng từ đơn hàng cho đơn vị phát triển nền tảng cashback. Một phần của số tiền này sau đó sẽ quay ngược trở lại túi người dùng.
Tận hưởng mua sắm với kế hoạch chi tiêu thông minh.
Lúc này, người bán sẽ gia tăng doanh số, người dùng sẽ mua được hàng với giá rẻ hơn và đơn vị cashback cũng được hưởng lợi nhờ việc làm trung gian của họ. Đó là ví dụ cơ bản nhất về cách thức hoạt động của mô hình mua sắm hoàn tiền.
Trong những năm gần đây, nhiều sàn thương mại điện tử còn phát triển mô hình cashback theo hướng Loyalty Point(điểm trung thành). Thay vì cashback bằng tiền mặt, người dùng sẽ được hoàn tiền bằng một số điểm nhất định và có thể sử dụng chúng để trao đổi ngay trên chính sàn thương mại điện tử.
Dù vận hành theo hướng nào đi chăng nữa, ngành công nghiệp cashback đang ngày càng cho thấy sức ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu. Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng, hoàn tiền là một trong những động lực mạnh mẽ nhất lôi kéo người dùng quay trở lại để thực hiện đơn hàng kế tiếp.
Hướng đi nào cho cashback Việt Nam?
Tuy chưa thực sự phổ biến, không khó để chỉ ra những mô hình kinh doanh theo hướng mua sắm - hoàn tiền tại Việt Nam. Dễ nhận thấy nhất là các dịch vụ thẻ cashback do ngân hàng cung cấp. Ở dạng dịch vụ này, chỉ cần tiêu dùng với tổng số tiền tối thiểu khoảng 10 triệu đồng, người dùng sẽ được hoàn lại từ 0.5% - 3% tổng giá trị giao dịch.
Một nhóm doanh nghiệp khác cũng tích cực tham gia vào mô hình cashback là các công ty ví điện tử. Không ít ví điện tử đã tổ chức các chương trình ngày hội hoàn tiền với mức cashback lên tới 50% giá trị mua sắm.
Điểm chung của các mô hình này là khoản tiền hoàn lại thường trực tiếp bằng tiền mặt và được trích từ ngân sách quảng cáo. Điều này được thực hiện nhằm nuôi dưỡng cảm giác có lợi và kích thích tiêu dùng. Chính vì vậy, chi phí doanh nghiệp dù không tăng nhưng vẫn tăng được lượng giao dịch.
Nền tảng mua sắm tích điểm IBG.
Các doanh nghiệp tham gia vào IBG sẽ sử dụng chung một hệ thống tích điểm cho người sử dụng. Với người dùng, họ có thể sử dụng các Loyalty Point (điểm trung thành) để trao đổi ngang hàng dựa trên tinh thần tự nguyện để lấy các dịch vụ của các nhà cung cấp có trên ứng dụng.
Để thu hút người dùng, IBG đưa ra chương trình tích điểm bằng việc hoàn lại phần lớn giá trị đơn hàng (0.2%/ngày) dựa trên thuật toán Cashback 4.0 tự động nhận diện giao dịch để sinh ra điểm. Số điểm hoàn lại dành cho người mua và người bán được phân bổ theo thuật toán Cashback ứng với mỗi đối tượng quy định. Điểm sẽ được trả về dần dần trên tài khoản nhằm giữ chân người dùng với nhau.
Sử dụng công nghệ để tạo cộng đồng, từ đó kiếm ra lợi nhuận, đó là con đường mà những nền tảng online khổng lồ như Google, YouTube, Facebook đã làm. Đây cũng là mô hình bền vững mà đơn vị phát triển ứng dụng IBG đang hướng tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!