Indonesia: Đồng Rupiah giảm mạnh nhất kể từ năm 1998

Trung tâm tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 21/07/2015 17:17 GMT+7

VTV.vn - Hôm nay (21/7), đồng Rupiah của Indonesia đã giảm về mức 13.400 rupiah đổi 1 USD, mức giảm mạnh nhất trong vòng 17 năm.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng tiền này đã mất đến 7,2% so với đồng USD, trở một trong thành đồng tiền mất giá nhiều nhất trong các thị trường mới nổi khu vực châu Á. Nguyên nhân nào đã khiến đồng tiền này liên tục giảm giá trong thời gian qua? Phóng viên Hữu Hưng, hiện đang có mặt tại thủ đô Jakarta của Indonesia sẽ đưa ra những thông tin chi tiết.

- Xin chào anh Hữu Hưng, anh có thể cho biết nguyên nhân nào khiến đồng Rupiah của Indonesia liên tục lao đốc trong những ngày này không và nó đang tác động như thế nào đến cuộc sống của người dân Indonesia?

Phóng viên Hữu Hưng: Sáng nay (21/7 - theo giờ Jakarta), đồng Rupiah tiếp tục giảm sâu, chạm mức 13.417 Rupiah đổi được 1 USD, tức là vượt qua ngưỡng 13.400 Rupiah đổi 1 USD.

Dự báo, trong ngày hôm nay, đồng Rupiah sẽ dao động từ 13,380.00 - 13,421.50 Rupiah đổi 1 USD.

Các chuyên gia cho rằng có một số nguyên nhân sau:

Khách quan hay tác động từ bên ngoài: đồng Rupiah cùng với nhiều đồng tiền khác ở châu Á cũng đang mất giá trước sự phục hồi của USD trên thế giới

Chủ quan hay nội tại:

- Trước hết là kinh tế Indonesia đang gặp khó khăn, khi mức tăng trưởng năm 2014 chỉ đạt 5%, mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

- Thứ hai là mức lạm phát của Indonesia tăng quá mạnh trên 7%, đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân, tác động đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến dự trữ ngoại tệ và tác động đến giá trị của đồng Rupia

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng chính sách Indonesia yêu cầu phải thực hiện các giao dịch bằng đồng Rupiah cũng tác động đến tâm lý các nhà đầu tư, gián tiếp gây ra sự mất giá của đồng Rupiah.

Về lý thuyết kinh tế, việc đồng tiền nội tệ của một nước mất giá sẽ thúc đẩy xuất khẩu của nước đó. Với Indonesia, đó là một tác động tích cực bởi nó phù hợp với chủ trương và chính sách kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu của chính phủ nước này.

Tuy nhiên, ngược lại, với các mặt hàng nhập khẩu, giá cả sẽ tăng lên và sẽ tác động đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng khi phải sử dụng mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

- Chính phủ Indonesia đã có động thái gì để ngăn cản đà giảm của đồng Rupiah?

Phóng viên Hữu Hưng: Hiện Indonesia vẫn đang trong ngày nghỉ cuối cùng của Tết Hồi giáo nên chúng ta chưa biết cụ thể phản ứng của Ngân hàng trung ương Indonesia, cụ thể là tỷ giá giao dịch liên ngân hàng đồng USD của nước này. Tuy nhiên, vào tuần trước, Thống đốc ngân hàng Indonesia, ông Agus Martowardojo nói đồng Rupiah hiện được định giá hơi thấp so với giá trị thực và ngân hàng nước này tiếp tục theo dõi sự biến động trên thị trường.

Nói chung, có thể nói, Chính phủ Indonesia sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích thúc đẩy xuất khẩu nhờ việc đồng Rupiah suy yếu và một bên là tác động bất lợi từ giá cả hàng hóa nhập khẩu gia tăng, từ đó có phản ứng kiểm soát thích hợp giá trị đồng tiền Rupiah thời gian tới.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước