JPMorgan đã đồng ý chi ra khoản tiền kỷ lục để dàn xếp vụ điều tra. (Ảnh: Getty Images)
Đây là vụ chi trả để dàn xếp điều tra lớn nhất trong lĩnh vực quản lý hàng hóa phái sinh, đang được tiến hành bởi Bộ Tư pháp, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) và Ủy ban Chứng khoán Mỹ.
Công bố của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai vào thứ ba (29/9) cho biết, JPMorgan đã "thực hiện các hành vi lừa dối và thao túng thị trường trong ít nhất 8 năm và dính líu tới hàng trăm ngàn giao dịch giả trên thị trường kim loại quý và trái phiếu kho bạc tương lai".
Theo báo cáo, từ 2009 - 2016, những nhà giao dịch của JPMorgan Treasury ở chi nhánh New York, London và Singapore đã đặt lệnh mua hàng chục nghìn hợp đồng tương lai đối với các mặt hàng kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim và sau đó hủy lệnh. Mục đích của họ là tạo ra những cơn sốt ảo để kiểm soát giá.
Chủ tịch CFTC Heath Tarbert cho rằng hành động thao túng nhằm tạo ra nhu cầu ảo này được gọi là "spoofing". "Spoofing là hành động trái pháp luật", Chủ tịch CFTC nói.
Phía JPMorgan cho biết các cá nhân liên quan đến hành vi thao túng thị trường của ngân hàng này hiện đã bị sa thải.
Theo CNBC, JPMorgan từng phải dàn xếp một vụ kiện kéo dài, cáo buộc ngân hàng này thao túng thị trường kim loại quý. Theo đó, JPMorgan được cho là đã thao túng thị trường bạc tương lai trong khoảng thời gian 2010 - 2011 bằng hành vi spoofing. Chi tiết của vụ dàn xếp không được tiết lộ rõ trong hồ sơ vụ án.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!