Một chiếc mũ bảo hiểm có giá bán niêm yết của nhà sản xuất 180.000 đồng, nhưng tem niêm yết giá đã bị bóc, thay vào đó là một mác giá khác: 200.000 đồng. Theo như biển quảng cáo thì người đổi mũ bảo hiểm sẽ được trợ giá 20.000 đồng, như vậy người đổi mũ vẫn phải trả 180.000 đồng. Tưởng là được giảm 20.000 đồng, nhưng thực chất lại không được hỗ trợ đồng nào.
Tại một cửa hàng, chiếc mũ bảo hiểm hiệu Bktec 10 được chào bán với giá 180.000 đồng, không hề có niêm yết giá của nhà sản xuất. Sau một hồi mặc cả, chủ cửa hàng đồng ý bán với giá 150.000 đồng. Chủ cửa hàng cho biết, nếu đổi mũ bảo hiểm giả, sẽ được hỗ trợ 20.000 đồng. Như vậy, giá chiếc mũ bảo hiểm này chỉ có 130.000 đồng.
Tại một đại lý lớn hơn, cũng với chiếc mũ hiệu này, giá bán là 180.000 đồng cũng không có niêm yết. Mặc dù không treo biển đổi mũ, nhưng chủ cửa hàng cũng đồng ý hỗ trợ 20.000 đồng cho người mua. Như vậy, cùng một loại mũ nhưng mỗi nơi một giá khác nhau, điều đáng nói là giá mũ bảo hiểm sau khi trợ giá này tại cả hai đại lý trên đang cao hơn rất nhiều so với mức giá thực tế mà nhà sản xuất đưa ra - chỉ 85.000 đồng.
Lý giải về việc tăng giá, chủ một cửa hàng bán mũ bảo hiểm tại Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Tăng giá là do công ty tăng...”. Trong khi đó, công ty Bktec lại cho rằng, sản phẩm mũ bảo hiểm của họ chưa hề tăng giá trong hơn 1 tháng qua.
Qua các đợi kiểm tra liên ngành vừa qua, rất nhiều cửa hàng bán mũ bảo hiểm đã tự ý nâng giá, thậm chí là gấp đôi so với giá niêm yết của nhà sản xuất. Nhà sản xuất biết nhưng không thể kiểm soát được giá tại đại lý.
Ông Trần Thuận Thanh, Công ty THHH sản xuất thương mại nhựa Chí Thành bức xúc: “Chúng tôi theo chủ trương này, nhưng thực tế thì quá khó để kiểm soát được giá trong thời điểm hiện tại khi mà chưa chính thức triển khai. Thiệt hại cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Còn với doanh nghiệp Á Long, trước thực trạng loạn giá mũ bảo hiểm cũng đã phải chủ động đưa ra giải pháp tự bảo vệ mình.
Ông Lê Đức Thuấn, Tổng giám đốc Công ty Á Long khẳng định: “Khi triển khai đồng loạt gần 200 điểm bán hàng, nhà sản xuất sẽ thu tiền đại lý trước, nếu không thực hiện đúng cam kết niêm yết giá thì sẽ bị phạt mất số tiền đó”.
Tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể phạt được đại lý vì không có đại lý, họ cũng không thể tiêu thụ được hàng. Bởi vậy, cần phải có biện pháp kiểm soát cụ thể từ các cơ quan chức năng để tránh gây mất niềm tin với người dân về chủ trương đúng đắn này.
Mời quý vị xem Video chi tiết tại đây: