Hiện Trung Quốc sở hữu 3 loại vaccine phòng chống COVID-19 và đang bước vào thử nghiệm giai đoạn 3 - bước cuối cùng trước khi đăng ký cấp phép sản xuất đại trà. Với lợi thế này Bắc Kinh đang sử dụng con bài "ngoại giao vaccine" trong tiếp cận với nhiều nước.
"Ngoại giao vaccine" là một chiến lược rất đáng chú ý. Vậy Trung Quốc sẽ thu được những lợi ích kinh tế như thế nào từ việc sử dụng con bài này?
Một chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Y học Quân sự Trung Quốc tham gia điều chế vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Tân Hoa Xã
Dù là "ngoại giao vaccine" song Bắc Kinh chỉ cho vay chứ không cho không vaccine. Đối với các nước thân thiết và có tiền hơn, Trung Quốc cam kết sẽ ưu tiên cung cấp vaccine trước các nước khác.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây cam kết sẽ cung cấp khoản vay trị giá 1 tỉ USD cho các nước Mỹ Latin và vùng Caribe để mua vaccine của Trung Quốc. Còn việc trả được số tiền vay nợ hay không sẽ tính sau. Điểm đáng lưu ý ở đây, Mỹ Latin và Caribe thường được ví là sân sau của Mỹ.
Thứ hai, có thể thấy, các nước Trung Quốc cam kết ưu tiên sớm tiếp cận vaccine là các nước nằm trong chiến lược "vành đai, con đường". Qua "ngoại giao vaccine", Trung Quốc sẽ thúc đẩy các lợi ích kinh tế, thương mại tại các nước có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng này.
Thứ ba, Trung Quốc cũng sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước trong các chương trình nghị sự về quản trị kinh tế toàn cầu, ví dụ như giúp cho ứng viên Bắc Kinh ủng hộ giành được phiếu trong cuộc đua vào ghế Tổng Giám đốc WTO hay WHO.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!