"Mắc kẹt" vì tiền sử dụng đất

Hoàng Nga (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ sáu, ngày 31/08/2018 10:12 GMT+7

VTV.vn - Khoảng 100 dự án tại TP.HCM chưa thể đóng tiền sử dụng đất với số tiền hàng ngàn tỷ đồng. Nguyên nhân do hơn 1 năm nay, quy định về tính tiền sử dụng đất thay đổi.

Theo phân tích trên tờ Thanh niên, trước đây, việc tính tiền sử dụng đất chỉ có Sở Tài chính là "chủ xị" nhưng nay có thêm sự tham gia của Sở Tài nguyên - Môi trường và Hội đồng thẩm định giá đất TP.HCM. Vì qua 3 cửa nên thời gian bị kéo dài hơn rất nhiều.

Mắc kẹt vì tiền sử dụng đất - Ảnh 1.

Sơ đồ khá phức tạp về các bước thủ tục doanh nghiệp phải thực hiện trên tờ Diễn đàn Doanh nghiệp số ra sáng nay (31/8). Đầu tiên, Sở Tài nguyên - Môi trường xác định phương án giá đất. Để thực hiện việc này, Sở Tài nguyên - Môi trường phải tổ chức đấu thầu và chọn đơn vị thẩm định giá có chi phí thấp nhất. Khi đơn vị thẩm định đưa ra được giá đất theo giá thị trường sẽ trình liên sở là Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Tài chính thẩm định và phê duyệt. Cuối cùng, Hội đồng thẩm định giá đất TP phê duyệt. Khi đó, DN mới được đi đóng.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho biết, mục đích của quy định trên là muốn có cơ chế kiểm tra chéo để có một con số chính xác nhất, tránh gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, để hoàn thành được thủ tục này, doanh nghiệp phải mất từ 1 - 3 năm mới đóng xong tiền sử dụng đất.

Thời gian kéo dài dẫn đến quá nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là thị trường địa ốc đầy biến động. Giả sử vào thời điểm thẩm định, giá đất rất cao nhưng sau đó 2 năm mới có kết quả, lúc này, thị trường khủng hoảng giảm, dẫn đến DN thiệt hại rất lớn.

Báo Diễn đàn Doanh nghiệp cũng cho biết, một số doanh nghiệp đề xuất nhà nước nên có một hệ số chuẩn để tính tiền sử dụng đất. Như vậy, khi DN bắt tay vào làm dự án, họ đã dự tính được tiền sử dụng đất phải nộp, từ đó đưa vào cơ cấu giá thành để tính được lợi nhuận và định hướng cho sản phẩm. Việc này còn làm giảm bớt thủ tục, giải quyết nhanh hồ sơ.

Quay lại bài viết trên tờ Thanh niên, một số ý kiến chuyên gia trong bài viết này cho rằng nếu cứ kéo dài tình trạng "cám treo, heo nhịn đói" này, tiền doanh nghiệp có sẵn, rất muốn nộp ngay nhưng ngân sách Nhà nước lại chưa thể thu, rõ ràng đang gây thiệt hại cho các bên. Bởi dự án càng kéo dài lâu, chi phí bị tính vào giá bán, khiến chính người mua nhà sau này phải gánh chịu.

16 chủ đầu tư đã nợ tiền sử dụng đất 1.229 tỷ đồng 16 chủ đầu tư đã nợ tiền sử dụng đất 1.229 tỷ đồng Kiến nghị đẩy nhanh công tác thẩm định tiền sử dụng đất Kiến nghị đẩy nhanh công tác thẩm định tiền sử dụng đất Hiệu quả của việc công khai dự án nợ tiền sử dụng đất Hiệu quả của việc công khai dự án nợ tiền sử dụng đất

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước