Người dân đi bộ trên đường phố tại Nhật Bản. (Ảnh: AP)
Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết sẽ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, tiếp tục đi ngược với xu hướng của các ngân hàng lớn khác như Mỹ và châu Âu.
Sau phiên họp thường kỳ trong hai ngày 27 và 28/4, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã đưa ra báo triển vọng kinh tế và giá cả năm 2022, theo đó hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm nay từ 3,8% xuống còn 2,9%; đồng thời nâng dự báo về tỷ lệ lạm phát lên mức 1,9%, tăng mạnh so với con số 1,1% trong dự báo trước đó.
Sự điều chỉnh này là do tác động của giá nhiên liệu, lương thực và nhiều mặt hàng khác đang tăng nhanh, sự gián đoạn của nhiều chuỗi cung ứng trên toàn cầu do xung đột tại Ukraine và việc đồng yên mất giá so với USD.
Trong báo cáo lần này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0% thông qua việc mua lại trái phiếu này số lượng không giới hạn, coi đây là một trong những biện pháp nhằm duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ.
Ngay sau báo cáo của BOJ, giá trị đồng Yen tiếp tục giảm giá trên thị trường ngoại hối, xuống mức 130,15 Yen đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2002.
Trong hơn 1 tháng qua, giá trị đồng Yen đã giảm hơn 13%. Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, đồng Yen yếu sẽ mang lại động lực tăng trưởng cho kinh tế Nhật Bản. Do đó, ngân hàng này cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ bổ sung nếu cần thiết.
Nhật Bản “bơm” 48 tỷ USD hỗ trợ kinh tế VTV.vn -Ngày 26/4, Chính phủ Nhật Bản thông qua gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp trị giá 6.200 tỷ Yen (48 tỷ USD) để giảm thiểu tác động của tình trạng giá cả leo thang tới nền kinh tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!