Suốt một tháng qua, thị trường bất động sản tại nhiều nơi đã quay cuồng trong cơn sốt đất. Đất bị "thổi" giá tăng gấp đôi, gấp 3 chỉ trong thời gian ngắn. Sốt đất ảo là giá tăng quá cao so với giá trị thật của mảnh đất, nhưng lại gây ra hậu quả thật.
Dừng tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
TP Hạ Long (Quảng Ninh) và tỉnh Bắc Giang đã ngay lập tức yêu cầu tạm dừng tách thửa (chia nhỏ các mảnh đất ra để bán), đồng thời dừng chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở tại các điểm nóng.
Kiểm tra các dự án chưa đủ pháp lý
Tại Bắc Ninh, tỉnh yêu cầu kiểm tra 6 dự án được phản ánh là bán phân lô bán nền trái phép, khi mới chỉ trúng đấu giá đất và vẫn là bãi đất trống. Đồng thời, các địa phương cũng sẽ xử lý các đối tượng tung tin đồn giả.
Suốt một tháng qua, thị trường bất động sản tại nhiều nơi đã quay cuồng trong cơn sốt đất.
"Trong trường hợp phát hiện các tổ chức, cá nhân lợi dụng thông tin rao bán nhằm trục lợi thì chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan cũng như phía công an xác minh, làm rõ", ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh, nhận định.
Công khai quy hoạch
Nhiều nơi sốt đất là do các môi giới lợi dụng thông tin quy hoạch chưa rõ ràng để đẩy giá. Các địa phương như Bình Phước, Hạ Long đã công khai các thông tin quy hoạch, tránh những đồn thổi.
Gắn với trách nhiệm của chính quyền địa phương
Nhiều nơi sốt đất là do các môi giới lợi dụng thông tin quy hoạch chưa rõ ràng để đẩy giá.
Để tăng tính hiệu quả trong việc chặn sốt đất ảo, các địa phương còn gắn việc xử lý sốt đất với trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp xã, phường.
"Từ Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBND xã nơi có các địa bàn, dự án và chủ đầu tư dự án nếu để xảy ra vi phạm thì sẽ xem xét xử lý trách nhiệm những người có liên quan", ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, khẳng định.
Ngay sau khi loạt giải pháp chấn chỉnh được các địa phương đưa ra, cơn sốt tại nhiều nơi đã có dấu hiệu "hạ nhiệt".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!