Cụm cảng biển có thể tiếp nhận tàu tải trọng đến 100.000 DWT và lớn hơn.
Theo Báo cáo thì trong năm 2024, Trung tâm đã phối hợp với các Sở, ngành và địa phương hỗ trợ Nhà đầu tư hoàn tất thủ tục hồ sơ, pháp lý, đủ điều kiện liên quan để UBND tỉnh cấp: Quyết định chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho 08 dự án với tổng vốn đầu tư 24.077 tỷ đồng; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư để lựa chọn Nhà đầu tư cho 05 dự án với tổng vốn đầu tư 7.808 tỷ đồng; tham mưu UBND tỉnh ký kết Bản ghi nhớ 07 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 120.000 tỷ đồng; đồng thời, phối hợp kết nối các sở ngành ký kết 18 Bản ghi nhớ nghiên cứu, khảo sát, phát triển các dự án tại Tỉnh tại các Hội nghị xúc tiến Đồng Nai, TP. HCM. Đặc biệt, thu hút FDI, Ninh Thuận nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước (tổng vốn trên 1.214 triệu USD).
Tỉnh Ninh Thuận thường xuyên quan tâm đến công tác kết nối, xúc tiến đầu tư.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận thường xuyên tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc một cách nhanh nhất.
Công tác xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm OCOP đặc thù của tỉnh được chú trọng đạt kết quả tích cực. Trong năm, đã tổ chức thực hiện 13 hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ 225 lượt doanh nghiệp trong tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu, kết nối sản phẩm tại các sự kiện xúc tiến, quảng bá trong và ngoài tỉnh; nổi bật là phối hợp tổ chức sự kiện kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp trong tỉnh với Tập Đoàn Central Retail Việt Nam, kết quả đã có 20 doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng với Tập đoàn để đưa các sản phẩm vào chuỗi hệ thống siêu thị GO! trên toàn quốc; và tổ chức thành công sự kiện Hội nghị đón tiếp đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc tại Tỉnh, giao dịch mua hàng với các địa phương khu vực Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận, với sự tham gia của 25 đại biểu là Lãnh đạo các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc và 64 doanh nghiệp, hợp tác xã của các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Định tham gia sự kiện. Qua đó, đã có 18 Doanh nghiệp ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các Doanh nghiệp Hàn Quốc để tiếp tục xúc tiến kết nối xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, thực hiện hỗ trợ 94 doanh nghiệp tham gia Sàn thương mại điện tử của tỉnh với 368 sản phẩm được giới thiệu trên Sàn thương mại điện tử. Đến nay, nhiều mặt hàng nông sản đã được xuất khẩu như: nhân điều, nha đam, măng tây, hành tím, táo xanh, táo sấy. Đặc biệt, các sản phẩm chế biến từ nha đam đã xuất qua 22 quốc gia, với tổng giá trị khoảng 3,5 triệu USD/năm.
Bên cạnh đó công tác kết nối, xúc tiến đầu tư với các đoàn doanh nghiệp nước ngoài được quan tâm thường xuyên.
Ninh Thuận đã xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo của tỉnh_Ảnh: Tư liệu
Hiện nay, Quy hoạch, chiến lược tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2023, với tầm nhìn chiến lược về "Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt" tạo dựng những giá trị khác biệt để tạo ra năng lực cạnh tranh nền kinh tế, khai thác tiềm năng. Quy hoạch xác định chọn 5 cụm ngành đột phá, gồm năng lượng và năng lượng tái tạo; du lịch chất lượng cao; công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng và thị trường bất động sản.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!