Phản ứng chính sách - Điểm sáng trong pháp luật kinh doanh 2020

Điệp Anh-Thứ ba, ngày 12/01/2021 17:00 GMT+7

VTV.vn - "Dòng chảy" nhanh, kịp thời của các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân được coi là một trong những "bệ đỡ" giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương năm 2020.

Năm 2020, nền kinh tế toàn cầu bị "phủ bóng" bởi dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế ở mức âm trên hầu khắp các quốc gia. Việt Nam là một trong số hiếm hoi các quốc gia có mức tăng trưởng dương. "Dòng chảy" rất nhanh, rất kịp thời của các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân được coi là một trong những "bệ đỡ" để đạt được thành công kể trên. Đây cũng chính là điểm sáng trong pháp luật Việt Nam được các chuyên gia và doanh nghiệp nhận định trong Lễ công báo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020 diễn ra vào sáng nay (12/1), tại Hà Nội.

Năm 2020, các bộ, ngành đã ban hành ít nhất 95 văn bản để cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Các chính sách kịp thời của năm qua cho thấy phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ. Tuy nhiên, một số chính sách khác cũng cần linh hoạt để phù hợp hơn với thực tiễn

Phản ứng chính sách - Điểm sáng trong pháp luật kinh doanh 2020 - Ảnh 1.

Năm 2020, Việt Nam là một trong số hiếm hoi các quốc gia có mức tăng trưởng dương. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Theo các chuyên gia, để tạo ra đột phá trong cải cách thể chế, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là thay đổi Luật Đất đai.

"Luật Đất đai sửa đổi phải là luật đầu tiên thay đổi. Nếu chúng ta làm tốt được, tôi tin rằng, chúng tôi tăng trưởng 8 - 9% là chuyện bình thường", chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung nhận định.

"Doanh nghiệp lấy được dự án phải mua lại của Nhà nước bằng việc thanh toán tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, khi chúng tôi mua lại tài sản ấy, không có ai đứng ra hỗ trợ chúng tôi trong việc giải phóng mặt bằng", ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT GP Invest, cho biết.

Phản ứng chính sách - Điểm sáng trong pháp luật kinh doanh 2020 - Ảnh 2.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế số là động lực mới để đưa nền kinh tế Việt Nam vươn lên. Do vậy, khung pháp lý cũng cần phải kịp thời để phù hợp với dòng chảy mới.

"Nhiều điều kiện kinh doanh, cấp giấy phép cho một số hoạt động trên môi trường mạng vẫn còn bất cập; các mô hình kinh doanh dịch vụ trên kinh tế số phát triển khá nhanh nhưng chưa có biện pháp phù hợp để quản lý", ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra chính sách phân loại các dịch vụ theo quy mô. Chỉ khi nào các sản phẩm, dịch vụ có lượng truy cập đủ lớn, số lượng thành viên nhất định thì phải làm thủ tục cấp phép, đây được cho là cách thức quản lý phù hợp với sự phát triển chung của thị trường.

Nhiều chính sách mới về ô tô có hiệu lực từ năm 2021, tài xế nên biết Nhiều chính sách mới về ô tô có hiệu lực từ năm 2021, tài xế nên biết

VTV.vn - Từ 1/2021, nhiều chính sách liên quan đến mặt hàng xe ô tô như chính sách ưu đãi về thuế, phí đối với ô tô lắp ráp trong nước, xe nhập khẩu từ châu Âu sẽ được điều chỉnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước