Phạt đến 200 triệu đồng, hàng xách tay liệu có hết thời?

VTV Digital-Thứ bảy, ngày 17/10/2020 12:44 GMT+7

VTV.vn - Để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và hạn chế tình trạng nhập lậu hàng hóa gắn mác "hàng xách tay", Nghị định 98/2020 ra đời với mức phạt lên đến 200 triệu đồng.

Kinh doanh hàng xách tay trở nên phổ biến, thậm chí được ưa chuộng trên thị trường bởi giá thành rẻ, nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, cùng với nhu cầu đó, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hay hàng cấm diễn ra tràn lan dẫn đến người tiêu dùng bị lừa, mua phải hàng lậu được gắn mác "hàng xách tay".

Nếu theo đúng như quảng cáo của những người bán hàng, hàng hóa do họ xách tay về nên hàng không phải nộp thuế, không làm thủ tục hải quan, thì những hàng hóa này chính là hàng hóa nhập lậu theo Nghị định 98. 

Do vậy, ví dụ như nếu bạn mua 2 cây thuốc lá trong tiệm Duty Free tại sân bay mang về nhưng không hút mà đem bán thì cũng là hành vi buôn bán hàng xách tay không hóa đơn hợp pháp và có thể bị phạt theo quy định tại Nghị định 98/2020.

Phạt đến 200 triệu đồng, hàng xách tay liệu có hết thời? - Ảnh 1.

Một cửa hàng chuyên bán hàng xách tay ở TP.HCM. (Ảnh: NLĐ)

"Cứ phạt đúng, phạt đủ để đảm bảo nguồn thu thuế của nhà nước, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng", một tài khoản mạng xã hội nhận định.

"Rõ ràng là hàng lậu trốn thuế, mà thị trường xách tay càng lớn thì càng cạnh tranh không lành mạnh với những doanh nghiệp", một tài khoản mạng xã hội khác cho hay.

Tuy nhiên, phạt tiền đến con số hàng trăm triệu đồng cũng không phải bỗng chốc chống được hàng lậu, hàng giả, hàng nhái. Chuyện hàng lậu, hàng xách tay trốn thuế dù đã được nhắc đến hàng chục năm nay, nhưng đa số giao dịch mua bán trên mạng.

Phạt đến 200 triệu đồng, hàng xách tay liệu có hết thời? - Ảnh 2.

Dân buôn tìm mọi cách để lách luật để bán hàng xách tay. (Ảnh: Dân trí)

"Nguyên phố Nguyễn Sơn (Hà Nội) bán hàng xách tay hơn chục năm nay, thực tế xách tay không biết bao nhiêu sản phẩm, nhưng đó là nơi tiêu thụ hàng lậu là chủ yếu. Quản lý thị trường đi kiểm tra thường xuyên, nhưng các vụ phát hiện, phạt mới chỉ là bề nổi của tảng băng hàng lậu", một tài khoản mạng xã hội khác chia sẻ.

Thực tế, hàng lậu nhập vào Việt Nam theo nhiều đường tiểu ngạch đã tinh vi, việc buôn bán còn lắt léo hơn. Lợi dụng thông tin Nghị định 98/2020 có hiệu lực với mức phạt lớn, nhiều gian thương lấy cớ thanh lý, xả hàng xách tay để thu hồi vốn, nghỉ kinh doanh, nhưng thực chất là trà trộn bán hàng giả, kém chất lượng.

200 triệu đồng tiền phạt cũng chỉ là một con số và người tiêu dùng vẫn chờ đợi con số này bảo vệ được quyền lợi cho mình. 

Nói như một độc giả: "Siết được từ cái gốc, từ những đường mòn lối mở, từ những người trực tiếp tham gia, chứ nếu chờ khi hàng đã vào Việt Nam, trưng bày lên kệ bán mới đến phạt thì khi đó thì hàng lậu đã vào bụng nhân dân rồi".

Mua bán hàng xách tay vẫn tấp nập như chưa hề có mức phạt 200 triệu đồng Mua bán hàng xách tay vẫn tấp nập như chưa hề có mức phạt 200 triệu đồng

VTV.vn - Mặc dù đã có quy định mới “siết” quản lý hàng xách tay, thế nhưng thị trường hàng xách tay vẫn mua bán rất sôi động, cần số lượng bao nhiêu cũng có.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước