Quảng cáo Superbowl cho thấy gì về kinh tế Mỹ?

Như Anh-Thứ tư, ngày 15/02/2023 07:06 GMT+7

VTV.vn - Super Bowl là sự kiện thể thao với quy mô đình đám nhất nước Mỹ. Mỗi năm khi nhìn vào mục quảng cáo của Super Bowl, người ta lại thấy hiện trạng của nền kinh tế Mỹ.

Tại Mỹ, không sự kiện nào thu hút quảng cáo như Super Bowl. Giải vô địch bóng bầu dục Mỹ này được xem là sự kiện thể thao lớn nhất nước, với lượng người xem khoảng 100 triệu lượt mỗi năm

Vì thế, để chen chân vào 1 suất quảng cáo trên chương trình thì doanh nghiệp và nhãn hàng cũng phải trả một cái giá khó tin: 7 triệu USD cho 30 giây lên sóng - tương đương hơn 165 tỷ đồng.

Trong năm 2022, nhà đài NBC đã thu về hơn 500 triệu USD từ tiền quảng cáo trong giải bóng bầu dục này. Nhưng năm nay, có rất nhiều điều khác biệt và nó cho thấy hiện trạng của nền kinh tế.

Sự "vắng bóng" của tiền số

Năm ngoái, một nhóm các công ty tiền điện tử-bao gồm FTX, Coinbase, Crypto.com và eToro đã chạy quảng cáo trong giải Super Bowl. Nhưng trong 1 năm qua, giá trị tài sản tiền số lao dốc. Một số công ty tiền số đã phá sản. FTX vướng vào bê bối lớn. Năm nay, tiền số không còn hiện diện trên quảng cáo Superbowl 2023.

Những nhãn hàng quen thuộc trở lại

Nhìn chung, danh sách quảng cáo dường như đang quay trở lại hiện trạng trước COVID-19 khi các nhãn hàng đồ ăn thức uống là những cái tên đổ tiền nhiều nhất cho quảng cáo. Công ty nước giải khát và đồ uống có cồn Anheuser-Busch dẫn đầu tất cả các hãng với thời lượng phát sóng ba phút. Các nhãn hiệu rượu khác như Heineken và Diageo cũng tham gia. M&M's và Doritos cũng như các hãng phim và nhà sản xuất ô tô cũng vậy. Super Bowl năm nay được nhận xét là giống như năm 2019 hoặc 2020 - chỉ khác là có thêm sự hiện diện của các thương hiệu xe ô tô điện.

Ông Tim Calkins, Giáo sư ngành Marketing tại trường Quản lý Kellogs, cho biết: "Không chỉ quay trở lại các mặt hàng người thật việc thật, Superbowl năm nay còn đánh dấu cái bắt tay của khá nhiều nhãn hàng như hãng ô tô GM và nền tảng phim trực tuyến Netflix; hay giữa bộ phim Breaking Bad và một hãng bim bim".

Ngược dòng thời gian quay lại Superbowl năm 2000, 14 công ty "dot-com" non trẻ đã mua suất quảng cáo trong Super Bowl, có thể kể tới Pets.com, OnMoney.com, E-Stamps.com hay HotJobs.com. Năm sau, bong bóng dot-com nổ tung và ngành công nghiệp phần mềm đã phải cắt giảm ngân sách quảng cáo của mình và không thể xuất hiện tại Superbowl. Chính vì thế, mặc dù lịch sử có vẻ đang lặp lại với ngành tiền số, nhưng cứ xem Superbowl hàng năm thì cũng có thể biết được, ngành nào lại đang lên ngôi trong nền kinh tế.

Một thông tin thú vị là giá vé trung bình cho trận đấu Super Bowl vừa rồi là 6800 USD, tương đương hơn 156 triệu đồng. Một mức giá có thể khiến nhiều người phải sửng sốt, nhưng đối với người hâm mộ, họ xem Super Bowl là một sự kiện đỉnh cao tron giới thể thao rồi nên nhiều người không ngần ngại bỏ ra 1 khoản tiền lớn. Người hâm mộ cho rằng có mặt tại sự kiện đã là một trải nghiệm "vô giá" rồi.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước