Ngân hàng trung ương Ấn Độ. (Nguồn: AFP)
Theo Giám đốc chi nhánh Ấn Độ của Fitch là India Ratings and Research, Ananda Bhoumik, số vốn trên là thấp so với ước tính của cơ quan này là 200 tỷ Rupee, một con số được đưa ra dựa trên dự báo về tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng nhà nước của Ấn Độ trong tài khóa tới là 14 - 15% cùng với mức lợi nhuận hiện nay của các ngân hàng.
Ông Bhoumik cảnh báo sẽ có những tác động đến tăng trưởng tín dụng, nhất là ở các ngân hàng quy mô vừa bị hạn chế hơn trong khả năng tiếp cận thị trường vốn.
Các Chính phủ kế tiếp nhau ở Ấn Độ đã "bơm" hàng tỷ USD vào các ngân hàng nhà nước hiện đang chịu gánh nặng nợ xấu, cho dù cảnh báo sự hỗ trợ này sẽ không kéo dài. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ ước tính các ngân hàng nước này cần hơn 40 tỷ USD để đáp ứng các quy định theo thỏa thuận Basel III toàn cầu vào năm 2019.
Trong năm nay, Chính phủ Ấn Độ đã rót 69,9 tỷ Rupee vào các ngân hàng nhất định thuộc sở hữu nhà nước trên cơ sở thành tích lợi nhuận tốt hơn các ngân hàng khác. Các ngân hàng cũng được phép huy động vốn bằng cách bán cổ phiếu, nhưng đảm bảo rằng số cổ phần mà nhà nước nắm giữ ít nhất là 52%.
Trong bài phát biểu về ngân sách ngày 28/2, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley đã nói rằng Chính phủ nước này cũng sẽ thành lập một cơ quan có nhiệm vụ tăng cường quản lý và hỗ trợ các ngân hàng nhà nước phát triển kế hoạch huy động vốn bằng các biện pháp và công cụ tài chính mang tính đổi mới.
Điều này, như ông nói, là một bước đi hướng tới sự ra đời của một công ty cổ phần với các khoản đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng của nhà nước vốn đã được chờ đợi từ lâu nhằm kết thúc tình trạng cho vay theo định hướng của nhà nước và cho phép các ngân hàng hoạt động độc lập.
Gần 20 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ với số cổ phần của nhà nước dao động trong khoảng 56 - 84% làm chủ các hoạt động ngân hàng ở nước này.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trênTV Online.